Trong cuộc trả lời phỏng vấn báo Người đô thị số xuân Đinh Dậu 2017, nhà văn Viet Thanh Nguyen (giải thưởng Pulitzer năm 2016) đã nói: “Tôi đến Mĩ với tư cách là người tị nạn năm bốn tuổi. Kí ức của tôi bắt đầu từ lúc bị tách ra khỏi gia đình để nhập gia với gia đình đỡ đầu là những người da trắng. (NGUYỄN PHAN QUẾ MAI)
Nói chung những khái niệm ấy cũng đã tiếp cận phần nào về tứ thơ, nhưng dường như điều bí mật của tứ thơ vẫn chưa được hé mở. Không những thế nó dễ bị hiểu lầm, đồng nhất với “đại ý” của bài, kiểu học sinh phổ thông trả bài cho thầy giáo, và tai hại hơn là hiểu xương sống và cột nhà có thể giống nhau. (NGUYỄN VŨ TIỀM)
Nếu con người bất tử thì thời gian trở nên vô nghĩa. Nhưng, cuộc đời con người là hữu hạn, nên thời gian là tất cả đối với sự tồn tại. Chính ý thức về sự tồn tại đã xúi giục con người gán cho thời gian những phạm trù, những thuộc tính. Theo đó, các khái niệm kỉ, đại, cho đến năm, tháng, ngày, giờ, phút, giây, mùa,... (ÁNH GIAO)
Đầu thế kỉ XIX, khi truyện thơ Đông Nam Á đã đi qua giai đoạn đỉnh cao thì tại một mảnh đất phương Nam của Việt Nam, Lục Vân Tiên xuất hiện, sáng ngời tư tưởng giáo hóa. (DIỄM TRANG)
Bùi Giáng xuất hiện trong đời sống văn chương, học thuật trước và sau năm 1975 trên bốn lĩnh vực: sáng tác thơ, nghiên cứu triết học, phê bình văn học và dịch thuật. Ở mỗi phương diện sáng tạo, ông đều có những dấu ấn độc đáo, trở thành một trường hợp hi hữu của nghệ thuật Việt Nam.
Năm 2017, giữa rất nhiều sách văn học được xuất bản (như một lẽ bình thường), có những tác phẩm đã gây hấp lực mạnh cho độc giả kể từ khi nó đang nằm trên bàn biên tập và được biên tập viên “nhá hàng”, cho tới khi được thông báo “hết hàng” ở các nhà sách. (PHẠM VĂN VŨ)
Lẩy Kiều, tập Kiều vừa là thú chơi tao nhã vừa là một biện pháp nghệ thuật trong văn học, rất được các nhà văn, nhà thơ nước ta ưa chuộng, trong đó có Chủ tịch Hồ Chí Minh. Là người thuộc “nằm lòng” và hiểu sâu sắc Truyện Kiều, Bác đã nhiều lần lẩy Kiều, tập Kiều một cách sáng tạo, hợp tình, hợp cảnh trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng và sáng tác văn học của mình. (NGUYỄN TIẾN BÌNH)
Mùa xuân là mùa khởi đầu của năm mới, mang theo những khát vọng, ước mơ và hi vọng của con người về một năm an lành, một tương lai tươi sáng. Chính bởi ý nghĩa nhân văn tốt đẹp đó, nên mùa xuân xuất hiện rất nhiều trong văn học - nghệ thuật từ trước đến nay. (TÂM ANH)
Vào dịp cuối năm, khi các tổ chức, hội đoàn rục rịch việc tổng kết, trao giải cho các thể loại văn học trong năm, người ta mới giật mình nhìn lại một năm của (không chỉ) thơ. (NGUYỄN THANH TÂM)
Trường ca Đường tới thành phố của nhà thơ Hữu Thỉnh xuất hiện lần đầu trong tập thơ Từ chiến hào tới thành phố (Nxb Văn học, 1985), nâng thơ Hữu Thỉnh lên một tầm cao mới trong nền thơ Việt Nam hiện đại. (NGUYỄN MINH KHIÊM)
Nghệ thuật là món ăn tinh thần không thể thiếu trong xã hội từ xưa đến nay và luôn gắn bó chặt chẽ với diễn trình phát triển của một đất nước. Đời sống vật chất càng nâng cao thì đời sống tinh thần càng được quan tâm, chú ý. (TRẦN THỊ HỒNG HOA)
Nếu như hình tượng ma trong văn học dân gian nặng về tính hiện thực hơn tính nghệ thuật, thì trong văn học viết, tính nghệ thuật hoàn toàn lấn át tính hiện thực. Mấu chốt của văn học kì ảo (văn học viết) là cái kĩ thuật khiến con người ta hồ nghi, giữa lí trí duy vật và nỗi sợ hãi duy tâm, giữa duy lí và duy cảm. (PHẠM PHÚ UYÊN CHÂU)
Vẫn quá sớm để nói đến việc khủng hoảng văn chương. Vì cứ mỗi lần giới phê bình lên tiếng thì văn chương tự khắc có lối mở, thoát hiểm ngoạn mục, khiến mọi chỉ trích trở thành khôi hài. (LÊ HUY BẮC)
Không hẹn mà gặp, cả ba tác phẩm điện ảnh Trăng nơi đáy giếng (Nguyễn Vinh Sơn, 2008), Cánh đồng bất tận (Nguyễn Phan Quang Bình, 2010) và Bi, đừng sợ (Phan Đăng Di, 2011) đều sử dụng nhóm biểu tượng tự nhiên nước - lửa - đất để thể hiện ý thức phái tính, hay nói cách khác là các đạo diễn đã “phái tính hóa”, “nữ tính hóa” biểu tượng tự nhiên trong phim. (LÊ THỊ TUÂN)
Có thể nói, sự cô đơn của Lê Lựu là sự cô đơn cộng sinh của bao nhiêu kiếp người lương thiện. Càng tài năng, càng lương thiện, anh – chị càng phải gắng sức mà gánh nó qua thời gian sống ở dương gian này (PHÙNG VĂN KHAI)
Việt Nam không hẳn đã có một dòng văn học hậu hiện đại chủ nghĩa. Tâm thức hậu hiện đại nhiều khi hòa lẫn trong nhiều bộ phận văn học khác nhau (THÁI PHAN VÀNG ANH)
Văn học viết về đô thị là mảng sáng tác mang lại những nhận thức sâu sắc về mặt trái của văn minh, bởi đô thị cùng với quá trình công nghiệp hóa là một trong những nguyên nhân làm gia tăng suy thoái môi trường, tách biệt con người khỏi thiên nhiên và rơi vào khủng hoảng nhân tính. (ĐỖ HẢI NINH)
Tương tự, nhà văn – họa sĩ Đỗ Phấn cũng yêu thành phố Hà Nội, nơi ông sinh ra, lớn lên và già đi, đến mê mẩn. Ông yêu đến thành gắn bó cuộc đời mình với nó, biến nó thành cái khung nền cơ bản trong những truyện ngắn và tiểu thuyết của mình, thậm chí, xem nó như đối tượng chính của sự khám phá và trầm tư văn chương. (HOÀI NAM)
“Ai đã đọc thơ Chính Hữu, một vài bài trong một lúc, hay dăm bảy bài ở một vài lần khác nhau, đều thấy không có gì khó hiểu, khó suy luận lắm. Thậm chí, với người sành thơ, đọc chừng nửa bài của ông, đã có thể đoán là ông sẽ tiếp tục viết thế nào và kết thúc thế nào...”. Một người bạn của tôi bảo thế. (NGUYÊN AN)
Thơ ca và tiểu thuyết Mĩ về chiến tranh Việt Nam dồi dào là thế, nhưng trong suốt cuộc chiến tranh, và cả ba mươi năm sau cuộc chiến, những tác phẩm đó gần như không đến được với độc giả Việt Nam. (NGUYỄN THỊ PHƯƠNG THÚY)