Sau đó Tuyết Khanh trở thành vợ của Hoàng Cầm và đã sinh cho ông một cô con gái được đặt tên là Kiều Loan. Mối tình nghệ sĩ rất đẹp nhưng không được bền lâu. Sau một thời gian chung sống ngắn ngủi, hai người chia tay nhau. Bà Tuyết Khanh đã mất từ lâu, còn chị Kiều Loan hiện nay sống ở Mỹ. (LƯU KHÁNH THƠ)
“Cuộc sống của chúng tôi đang yên lành thì nhóm người Mông lạ mặt xuất hiện. Họ lập các trạm chốt chặn không cho chúng tôi ra vào bản tự do như thường ngày. Họ tự ý tích trữ khoảng 20 can xăng và đặt máy xát lúa trong nhà tôi. Nhóm người này còn chiếm đất và lập lán trại xung quanh nhà tôi" (Anh Giàng A Dơ - ảnh)
Quá chuộng hình thức trong khi nội dung không mang được những phát hiện mới về cuộc sống, lạ xa với thế thái nhân tình, lợt lạt cảm xúc và cuối cùng là sự trắng tay của người cầm bút. Mấy trường hợp khởi đầu ầm ĩ, ồn ào, được một đôi bác chú tung hê, ca tụng nay đã lặn hun hút. (NGUYỄN HỮU QUÝ)
Bản thân cái cần tranh luận là những vấn đề văn hoá thì chỉ có thể dùng thước đo và cách ứng xử của văn hoá mới mong tháo gỡ và làm sáng tỏ được. Bất luận trong trường hợp nào và vì lý do gì các bên tham gia tranh luận cũng không thể đem những thước đo ngoài văn hoá và cách ứng xử thiếu văn hoá để giải quyết vấn đề. (ĐỖ NGỌC YÊN) - Ảnh mang tính chất minh họa (Internet)
Những ai thật sự quan tâm đến các quyền và lợi ích thật sự của người Mông thì phải trả lời câu hỏi: Liệu người Mông có thể thành lập được “Vương quốc” của mình không? Và nếu họ không thể làm được điều đó thì những kẻ gây ra vụ việc ở Mường Nhé là nhằm mục đích gì?
Vai trò sàng lọc và cố định ngôn ngữ dân tộc trước tiên thuộc về các nhà văn, nhà giáo. Song trong thời buổi bùng nổ của các phương tiện thông tin đại chúng như hiện nay, thì cái sự làm giàu, làm sạch tiếng Việt còn phải trông chờ ở các nhà báo (cả báo viết lẫn báo nói) và nói chung bất cứ ai có sử dụng đến chữ nghĩa để phát ngôn trong xã hội. (VƯƠNG TRÍ NHÀN)
Dựa vào đâu để tạo nên những chuyện "y như thật" về những nhà văn thời trước? Xin thưa, các cây bút này thường tận dụng những nhận xét đôi khi rất thoáng qua trong hồi ức một vài nhà văn nào đó, rồi tách riêng ra, dựng thành một thứ chuyện kể có đầu có đuôi, biến nhận xét thoáng qua kia thành một "sự kiện" dường như có thật. (LẠI NGUYÊN ÂN)
Ông Mùa A Sơn khẳng định: Trong những ngày vừa qua, một số phần tử xấu đã có hành vi lừa gạt, lôi kéo bằng những luận điệu mê tín dị đoan, thậm chí chúng còn khống chế bà con người Mông, chủ yếu là phụ nữ, người già và trẻ em ở bản Huổi Khon và một số bản lân cận ở huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên tụ tập trong rừng, rêu rao về cái gọi là “thành lập vương quốc Mông”.
Tôi thấy mình thuộc dạng viết đơn giản, thành tựu cũng chưa có gì nhiều, vài giải thưởng nhỏ, vài cuốn sách vừa phải, thế nên có muốn phát ngôn tôi cũng không biết nói gì. Nói gì về mình, khi mình còn quá nhỏ bé? Phải chăng nói về sự nhỏ bé của mình? Mà nói kiểu lộng ngôn thì tôi không làm được. Với lại tôi nghĩ, văn viết ra là để chia sẻ, để bạn đọc tự đọc và chính những trang văn sẽ giúp bạn...
Tôi đã mất cả tuổi trẻ vì văn chương, tính đến nay đã 16 năm tôi làm thơ, đau đớn, hân hoan vì nó, cũng xây xước vì nó. Tôi chậm lại một việc rất thường tình của người phụ nữ là kết hôn và sinh con. Đó là một lựa chọn lý tính. Tôi quan niệm rõ ràng, tác phẩm đỉnh cao cũng như cuộc tình đỉnh cao, bao giờ có được nó cũng phải trả giá, không thể hời hợt, qua loa mà có được.
Nhà ngữ học Cao Xuân Hạo, với những phát hiện của ông về ngữ âm tiếng Việt, đã buộc lý thuyết phổ quát của âm vị học phải sửa đổi. Phê bình văn học Việt Nam, một mảnh đất còn nhiều "đặc thù" hơn Việt ngữ học, liệu có nảy sinh ra được những Cao Xuân Hạo? (ĐỖ LAI THÚY)
Hiện nay, trong chính tả tiếng Việt (chữ Quốc ngữ), người ta vẫn còn lúng túng trong việc chọn i ngắn và y dài trong một số trường hợp. Cụ thể là khi âm /i/ đứng làm âm chính trong âm tiết mở (không có âm cuối vần) sau các phụ âm /h, k, l, m, s, t/. Và do đó vẫn tồn tại hai cách viết. (ĐÀO TIẾN THI)
Thực hiện Nghị quyết của Ban chấp hành Hội Nhà văn khóa VIII, Ban biên tập trang Website Hội Nhà văn Việt Nam đang tiến hành những bước đổi mới về công tác biên tập và đăng phát nội dung trên trang Website.
Sách vở, thư tịch thế giới về Phật giáo nói chung, về Thiền nói riêng, đã nhiều như rừng, nhưng điều lạ lùng nhất là cho đến nay, chưa có nhiều những bộ sách về lịch sử Phật giáo có uy tín và được phổ biến một cách rộng rãi cả trong giới Phật gia lẫn giới Phật học (PGS.TS. TRẦN NGỌC VƯƠNG)
Với sự xâm lấn của Internet vào mọi ngõ ngách đời sống như hiện nay thì mỗi công dân ít nhiều đều tham dự vào thế giới ảo và chứng kiến những gì diễn ra trong thế giới ấy. Tôi không làm gì nhiều hơn việc đóng vai trò là một công dân mạng, tham gia vào thế giới mạng như những người làm việc văn phòng khác của cuộc sống hiện đại. Còn những gì tôi tìm hiểu lại thuộc về… thế giới offline.
Tôi bắt tay lập website vì muốn có nơi lưu trữ và quảng bá thơ của mình, mà không cần phải năn nỉ các nhà phát hành sách ra tay tương trợ, cũng như không cần phải xuống giọng ngọt lạt cầu mong các phóng viên chuyên viết điểm sách trên báo chí ban cho dăm lời vàng ngọc. Tính tôi cả ngượng, chỉ cần vài giây mở miệng thực hiện cái cơ chế xin – cho, lắm lúc nghĩ lại vẫn thấy đỏ mặt tía tai. Thôi đành...
Cái bóng là cái… văn xuôi đầu tay, tôi viết và post lên trang thivien.net để chia sẻ cảm xúc với cư dân mạng. Không ngờ nó được nhà thơ Nguyễn Anh Nông download và gửi cho Văn nghệ Quân đội. Khi được anh liên lạc, tôi quá bất ngờ! Đến khi Cái bóng được in thì tôi reo lên: à, hoá ra mình cũng… viết được truyện ngắn!
Cứ 5 năm một lần, trước khi Hội nghị những người viết văn trẻ diễn ra, công chúng có dịp nhìn lại bức tranh của văn học trẻ 5 năm vừa qua. Có người đã trở thành nhà văn, nhà thơ, có người thì vẫn đang xếp hàng ở cửa chờ xét kếp nạp, có người thì rẽ sang hướng khác bỏ lại văn chương khổ ải phía sau. Thế nhưng, dường như tất cả điều đó không ngăn được sự háo hức mong chờ cánh cửa văn chương của Hội...
Mai vẫn nghĩ rằng chuyện viết văn chỉ là thú vui để giải tỏa chính mình, để được cố gắng thoát khỏi những ngột ngạt ám ảnh của mình. Giải thưởng có được hình như buộc mình gắn chặt hơn với văn chương. Cũng là áp lực rất dữ dội. Cứ ngồi vào máy là có cảm giác gì đó rất lạ, đôi khi như là sự sợ hãi không vượt qua được những cái mình đã từng viết.
Trong lúc chờ đợi hoàn chỉnh luật pháp dành cho nghệ thuật, nạn đạo văn ở nước ta phải dàn xếp theo mô thức tình làng nghĩa xóm. Để khỏi kiện tụng kéo dài và không thể biết trước kết quả ra sao, tác giả bản gốc chỉ mong mỏi tác giả bản sao có đôi lời xin lỗi. Đáng buồn thay, văn hóa xin lỗi cũng chưa thuyết phục lắm. (LÊ THIẾU NHƠN)