Chúng tôi lên vùng ATK vào một ngày cuối đông, trời đất một màu bàng bạc se lạnh. Vùng Thái Nguyên có những núi non hùng vĩ ở vùng Võ Nhai, Đổng Hỷ, lại có những khoảng đồng bằng yên ả êm đềm ở mạn Phổ Yên, Sông Công. (Bút kí của UÔNG TRIỀU)
Đêm. Một quầng ngũ sắc bao lấy mảnh vàng trôi giữa những đám mây. Ánh trăng loang loáng trên mặt nước. Nước nhấn chìm bản. Trăng và lửa soi rõ khuôn mặt cô. Những bó đuốc trên tay dân bản cay nghiệt xua đuổi cô khỏi đất này. Tuyền ôm bụng khóc tức tưởi trước cửa chùa Cốc Nặm. Chẳng còn cách nào khác, cô bước lên bè chuối mà dân bản mang đến cho. (Truyện ngắn của NGUYỄN VĂN TOAN)
Từ thượng cổ đến giờ, cả dải đất Việt Nam, vùng địa đầu biên tái Cao Bằng là một trong số rất ít các địa phương được vinh danh với cụm mĩ từ đầy kiêu hãnh: “Non nước Cao Bằng”. Sơn thủy hữu tình, thác cao động hiểm, vẻ mĩ miều hoang sơ vẫn được bảo toàn đến tận bây giờ. (Phóng sự của HOÀNG DUY NGUYÊN)
Tôi nhớ cái màu xanh không giống mấy màu xanh đôi khi phủ ánh bạc của lá sen trong bức tranh. Nó lạnh lẽo và cô đơn biết mấy. Nó khiến cho cái cuống lá đã mảnh khảnh càng trở nên gầy guộc (Tản văn của ĐỖ BÍCH THÚY)
Con phố lớn có từ thời Pháp chiếm đóng tọa lạc toàn các công sở quan trọng. Nay, vẻ uy nghiêm của nó còn sót lại là chiều rộng từ chân các ngôi nhà ra tới mép đường tính ra có tới hàng chục mét và ở rìa con đường trải nhựa là hàng mỡ đại thụ xanh đặc lá suốt ngày tỏa bóng u trầm. (Truyện ngắn của MA VĂN KHÁNG)
Quái, hay là mình nhầm? Nhầm là nhầm thế nào được. Vẫn con đường ấy. Số nhà ấy. Cái cổng tam quan xây kiểu cách. Cái lâu đài đường bệ ốp đá hoa cương đỏ. Đã bước qua tòa cổng chính, Hàn quay lại nhìn để củng cố thêm băn khoăn, nghi ngại của mình. Nhưng mà…lạ! Ngày tết mà vắng hoe. Một ông chủ lừng danh. (Truyện ngắn dự thi. ĐOÀN NGỌC HÀ)
Hãy cùng ca ngợi mùa xuân, hát lên giai điệu xuân ngọt ngào, ôm mùa xuân vào lòng. Hãy ươm những ước mơ trong mảnh đất mùa xuân màu mỡ, không ngừng nỗ lực vươn lên mới không phụ vẻ đẹp và sự kỳ vọng của mùa xuân (Tản văn của TƯỜNG VY)
Tết của người Tày hầu như không mấy khác lạ, so với tết của nhiều dân tộc anh em. Nghĩa là chỉ xảy ra trong cùng một thời điểm nhất định. Ba mươi tháng Chạp là đêm giao thừa. Cuộc bàn giao trang nghiêm giữa ông trời và bà đất. Đó là lời chào tạm biệt năm cũ. Năm cũ như bà già lặng lẽ đội nón đeo túi ra đi. (Tản văn của Y PHƯƠNG)
Quê bà gần làng Bình Đà có làm pháo Tết nên những ngày cận Tết, bao giờ ông bà cũng tranh thủ mua cho lũ lít nhít trong nhà ít pháo tép (Tản văn của AN UYÊN)
Hồi bé tôi chỉ mong chóng đến tết. Tết không phải đi học, được ăn ngon và nhất là được đi chơi chợ. Được mẹ cho đi chợ Hồ, phiên cuối cùng trong năm thì vui ơi là vui. Được mua vài quả pháo tép, được đi lang thang một mình ngắm nghía hết các hàng trong chợ khi đợi mẹ bán xong con gà, thúng đỗ, mớ rau thêm tiền sắm tết. (Tản văn của TRẦN THANH CẢNH)
Tôi dụi thật mạnh mẩu thuốc lá vào bức tường, ngay trên nắp bình xăng chiếc Honda 67, một hình vẽ graffiti của bọn trẻ ở khu cầu cảng này. (Truyện ngắn dự thi của TRẦN NHÃ THỤY)
Má! Má ơi! Tỉnh dậy đi má! Lũ rút hết rồi. Con đã về đây! Rõ ràng chị nghe tiếng thằng Nghiệp. Muốn nhoẻn một nụ cười cho con yên tâm mà không thể. Mắt nặng trĩu. Tiếng còi hú của xe cấp cứu rợn người. Băng ca lạnh toát dưới lưng. Lạnh hơn cả đêm chị dầm mình trong lũ. Chị cảm nhận được hết. Nhưng chị mệt quá. Rũ người lắm rồi. (Truyện ngắn của LƯU THỊ MƯỜI)
Tiết Tiểu Hàn dưới mười độ lạnh thấu xương. Nước ao văn vắt thấy cả cá tôm lờ đờ ngắc ngoải. Ông Soái mặc áo bông to sụ đi xe máy, xách lủng lẳng con trắm cỏ đến gần bốn cân. Cái đuôi cá quét xuống lớp bụi mỏng trên mặt đường bê tông thành vệt dài ngoằn ngoèo như rắn lượn. (Truyện ngắn của MAI TIẾN NGHỊ)
Cái Tý cõng em đứng như tượng nhìn vào mảnh vườn nhỏ, trước một căn nhà nằm ở chân đồi. Một ngôi nhà thật lạ vì nó cách biệt với xóm nghèo rất xa, mà lại trồng cả hoa nữa chứ. Nó rụt rè đẩy chiếc cổng bằng cây trúc xanh bước vào sân, muốn nhìn thật kĩ những bông hoa ấy. Hoa - nào đâu có lạ với nó, hoa mướp, hoa cà, hoa bí, nó thuộc làu làu.
Bao nhiêu lần tôi sửa soạn đi Nam thì bấy nhiêu lần mẹ dặn tôi vậy. Đang lúc tất bật chuẩn bị đi cho kịp xe, tôi đáp nhấm nhẳng: Nghĩa trang liệt sĩ, ngày nào chả có người hương khói, mẹ lo làm gì, con làm việc cách xa đấy cả trăm cây số, đường lại khó, tính thời gian có khi mất đẫy một ngày mới đủ đi về. (Truyện ngắn của VŨ THANH LỊCH)
Anh ngồi giữa, tôi và chị ngồi hai bên, thòng hai chân xuống cầu khỉ đung đưa. Dưới chân chúng tôi, dòng nước mương Bà Cộc lờ đờ trôi dập dềnh những giề lục bình trong ánh trăng vàng thẫm, những bông hoa tim tím hình con công ánh lên. Xung quanh là đom đóm tỏa ánh sáng lập lòe. Anh ham học lắm, muốn như người xưa, bắt đom đóm bỏ vào chai để làm đèn học. (Truyện ngắn của TRƯƠNG THỊ THANH HIỀN)
Anh về nhà vào lúc bảy giờ tối, hôm nào cũng vậy. Mở cổng, anh dắt xe vào nhà, vận sức đẩy cái khối sắt nặng nề lên con dốc gần như thẳng đứng. Khoảng sân và nền nhà có lẽ chênh nhau hơn nửa mét, cái lối xây dựng này làm mỗi lần dắt xe ra vào anh thấy mệt bở hơi tai. Vừa bước vào nhà thì con chó đã vẫy đuôi chạy ra chào mừng anh, thè cái lưỡi màu hồng có những đốm xam xám ra. (Truyện ngắn của Đỗ Quang Vinh)
Đang mải mê hỏi han và ghi chép chuyện của các nạn nhân người Campuchia thì thấy một chị trắng trẻo, trông khá xinh đẹp, dù ăn mặc cũng rách rưới, tôi liền hỏi chị mấy câu, và được biết chị là người Hoa, tên là Trần Lý Minh, làm công nhân xưởng dệt. (Bút kí của ANH NGỌC)
Quách vẫn đợi tôi ở góc quán quen thuộc, không gian được decor bằng họa tiết những cánh chuồn chuồn mỏng manh, xuyên thấu như mắt lưới với hai màu cơ bản trắng và đen. Chiều ấy, một mảnh trời cuối thu như rớt lại nơi này trong những tấm khăn trải bàn xanh dịu, hương hoa cúc héo khô và hơi gió hiu hiu lách qua khe cửa. (LỮ THỊ MAI)
Một phát hiện mới tại Cổ Loa làm chấn động giới khảo cổ. Trong quá trình thi công đường số 3, tình cờ những người thợ phát hiện ra một hố sâu trong có chứa hàng vạn mũi tên đồng bên Cầu Vực. (Truyện ngắn của TRẦN THỊ TÚ NGỌC)