Dòng chảy  Văn nghệ

Phim Việt Nam hay phản ánh tâm hồn và văn hóa Việt

Thứ Ba, 16/10/2018 14:41
chu phoong arial moi copy - 101 bộ phim Việt Nam hay nhất là cuốn sách đầy tâm huyết của nhà báo Lê Hồng Lâm sau hơn 20 năm theo dõi, viết về điện ảnh. Tối 15/10 tại Hà Nội, Công ty truyền thông Nhã Nam đã tổ chức buổi tọa đàm Cùng nhìn lại điện ảnh Việt Nam qua 101 bộ phim Việt Nam hay nhất nhân dịp cuốn sách được ra mắt. Tác giả cuốn sách tham gia buổi tọa đàm cùng với những gương mặt tiêu biểu của điện ảnh Việt Nam như các đạo diễn Đặng Nhật Minh, Thanh Vân, Nhuệ Giang, diễn viên NSND Như Quỳnh.

Cuốn sách tuyển chọn 101 bộ phim đáng xem nhất của điện ảnh Việt Nam từ năm 1953 - 2018. Đây cũng là quãng thời gian để chúng ta cùng nhìn lại lịch sử điện ảnh Việt Nam qua các thời kỳ, với những biến đổi cùng lịch sử, văn hóa của đất nước.

 
44201131 10156701030864085 7235362508830146560 o
Cuốn sách 101 bộ phim Việt Nam hay nhất (nguồn Nhã Nam)

Nói về việc thực hiện cuốn sách nhiều tâm huyết này, nhà báo Lê Hồng Lâm chia sẻ: Cuốn sách được thực hiện bắt đầu từ tình yêu với điện ảnh và niềm mong muốn được đóng góp một cuốn sách cho điện ảnh Việt Nam. Đây là một dự án, một công trình cá nhân nhằm tôn vinh những tài năng của điện ảnh Việt Nam và những bộ phim hay đang dần bị lãng quên. Với bạn đọc, tác giả mong muốn mang đến những gợi ý, những tham khảo về điện ảnh. Danh sách những bộ phim được nhắc đến tất nhiên sẽ không tránh được sự chủ quan. Nhưng trên hết, anh mong muốn khi mỗi người được xem một bộ phim Việt Nam hay là đang được sống, được đắm chìm với tâm hồn và ngôn ngữ Việt Nam. "Cái giả là cái không chấp nhận được trong một bộ phim, và tôi luôn tin vào sự chính xác của cảm xúc ban đầu khi xem phim", tác giả nói thêm về tiêu chí khi anh bình chọn phim.

Như một mặc định, nhiều năm trở lại đây khi nhắc đến điện ảnh Việt Nam, không ít người Việt Nam tỏ ra bi quan, thiếu niềm tin vào điện ảnh nước nhà. Và cũng không ít những bộ phim sau khi ra rạp đã gây thất vọng lớn với khán giả. Sự dễ dãi hay sáo mòn trong việc làm phim của các nhà làm phim là một phần gây nên những định kiến của người xem. Nhà báo Lê Hồng Lâm khẳng định: “Điện ảnh Việt Nam đã từng có rất nhiều phim tinh hoa và kinh điển. Xem những bộ phim đó chúng ta sẽ thấy được tâm hồn Việt Nam, văn hóa Việt Nam qua ngôn ngữ điện ảnh.

 
44077202 10156701031544085 160471213813006336 o
Nhà báo Lê Hồng Lâm tại buổi tọa đàm

Đồng tình với quan điểm này, đạo diễn Đặng Nhật Minh cho biết: Việt Nam ta đã có những bộ phim hay nhưng dường như chúng ta thiếu những nhà phê bình điện ảnh như Lê Hồng Lâm. Cuốn sách của anh là điều cần thiết và có ích cho điện ảnh nước nhà. Trên thực tế thì công tác tuyên truyền điện ảnh ở nước ta còn yếu kém. Nói về bộ phim Bao giờ cho đến tháng Mười của ông được nhà báo Lê Hồng Lâm đưa vào top 10 bộ phim hay nhất, đạo diễn cũng chia sẻ, khi làm phim ông đặc biệt quan tâm đến lời thoại của nhân vật cũng như bối cảnh và văn hóa của vùng đất đó.

Để lựa chọn ra 101 bộ phim hay trong suốt bảy thập niên qua của điện ảnh Việt Nam là một nỗ lực của nhà báo Lê Hồng Lâm. Tìm lại được những tư liệu và hình ảnh về phim là điều không dễ dàng. Từ cuốn sách chúng ta sẽ gặp được những hình ảnh đẹp, những tư liệu quý báu, và những đánh giá, phân tích, nhìn nhận thấu suốt, sắc sảo. Với sự sắp xếp các bộ phim theo thời gian, chúng ta có thể hình dung được những biến động, đổi thay và phát triển của điện ảnh Việt. Sâu xa hơn, đó là một tiến trình, ở đó có những vàng son, có những thoái trào; có những lưu tồn, có những biến mất. Qua đó cũng có thể thấy được cái nhìn về nghệ thuật của con người qua mỗi giai đoạn là khác nhau, hay ngược lại, nghệ thuật phản ánh con người mỗi thời mỗi khác. Nhưng giá trị sau cùng và cốt lõi vẫn là vẻ đẹp nhân văn của con người.

Nói về những thay đổi của điện ảnh xưa và nay, NSND Như Quỳnh, gương mặt quen thuộc của điện ảnh Việt Nam trong 50 năm qua bày tỏ: Phim Việt xưa hướng đến sự tự nhiên, giản dị, diễn viên hóa thân vào nhân vật dường như không phải diễn mà cảm thấy như nhiên chính mình, không có gì khiên cưỡng. Đời sống điện ảnh bây giờ phức tạp và dữ dội hơn rất nhiều, đòi hỏi diễn viên cũng phải nỗ lực và kỹ thuật hơn.


 
IMG 0561
Toàn cảnh buổi tọa đàm
 
Với sự cập nhật diện mạo của điện ảnh Việt cũng như những khuynh hướng sáo tạo của môn nghệ thuật thứ bảy, cuốn sách 101 bộ phim Việt Nam hay nhất của Lê Hồng Lâm sẽ mang đến những trải nghiệm thực sự cho những ai say mê điện ảnh Việt. Cũng qua đây khán giả Việt Nam có quyền hi vọng và kỳ vọng vào nền điện ảnh Việt Nam khi vẫn còn đó những người thực sự đam mê với điện ảnh, và vẫn có những bộ phim đương đại thực sự hay, chinh phục được giới hàn lâm cũng như số đông công chúng.

Nhà báo Lê Hồng Lâm sinh năm 1977, tốt nghiệp khoa Báo chí, Đại học Quốc gia Hà Nội. Một số cuốn sách tiêu biểu đã xuất bản của anh: Xem chữ đọc hình (Phỏng vấn và bình luận điện ảnh) 2005; Chơi cùng cấu trúc (Phê bình điện ảnh - chủ biên) 2009; Cánh chim trong gió (Tản mạn về điện ảnh) 2016;  Sự lưỡng nan của tình thế làm người (Phê bình và tiểu luận điện ảnh) 2018; 101 bộ phim Việt Nam hay nhất (Tuyển chọn và phê bình điện ảnh) 2018.
 
KIM NHUNG
 
VNQD
Tin tức khác
Thống kê
Bài đọc nhiều nhất
Cây thốt nốt quỳ trên núi Tưk-cot

Cây thốt nốt quỳ trên núi Tưk-cot

Tôi được nhiều lần sang Campuchia cùng các đội chuyên trách tìm kiếm, cất bốc, hồi hương hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam hi sinh qua các thời kì chiến tranh... (HỒ KIÊN GIANG)

Nguyên mẫu trong hai truyện vừa đầu tay viết cho thiếu nhi của tôi

Nguyên mẫu trong hai truyện vừa đầu tay viết cho thiếu nhi của tôi

Khi viết cuốn Những tia nắng đầu tiên tôi đã hóa thân vào các em nhỏ học sinh lớp 6 của năm học 1969 - 1970 ở Hà Nội... (LÊ PHƯƠNG LIÊN)

Bà Minh của tôi

Bà Minh của tôi

Sống ở Hà Nội, trở thành một công dân có hộ khẩu đến nay đã hơn hai thập kỉ, nhưng chưa bao giờ tôi có cảm giác mình thuộc về Hà Nội... (ĐỖ BÍCH THÚY)

Đồng đội là nguyên mẫu trong các sáng tác của tôi

Đồng đội là nguyên mẫu trong các sáng tác của tôi

Có nhân vật chỉ là dáng dấp của nguyên mẫu, có nhân vật là nguyên mẫu đã sống và chiến đấu cùng tôi, suốt những năm tháng ở rừng... (VŨ NGỌC THƯ)