Đọc các bài viết về thơ của Bành Thanh Bần, tôi thấy nhiều người đều khen ở tấm lòng của ông. Điều ấy đúng nhưng chưa đủ. Bởi lẽ, trớ trêu là trong thực tế cuộc sống, nhiều người có tấm lòng cũng chưa hẳn đã thành nhà thơ, như Bill Gate chẳng hạn. (ĐỖ NGỌC YÊN)
Truyện tranh Việt Nam dù đã xuất hiện từ lâu nhưng ít được biết đến, trong khi nhiều nước trên thế giới truyện tranh được ra đời như một sản phẩm công nghiệp với mức lợi nhuận khổng lồ. Vậy, truyện tranh Việt Nam nên đi tiếp như thế nào để có thể tìm được lợi thế cho mình? (HÀ ANH)
Ngồi trước tôi bây giờ không còn là một Phạm Duy Nghĩa thầy giáo nữa. Anh đã xa rời cái không gian miền núi mình gắn bó để về Hà Nội, bảo vệ thành công xuất sắc luận án tiến sĩ văn học với đề tài "Văn xuôi Việt Nam hiện đại về dân tộc và miền núi", và là Trưởng Ban Lí luận phê bình của tạp chí Văn nghệ Quân đội. (BÌNH NGUYÊN TRANG)
Háo hức tham dự nhưng cũng chân thành chia sẻ góp ý, nuối tiếc... là cách nhiều cây bút đón nhận sự kiện dành cho giới văn chương TP HCM, diễn ra những ngày cuối tháng 5. (THOẠI HÀ)
Tuy nhiên, hiện nay phê bình hàn lâm (hay phê bình đại học) đang bị thu hẹp trong khi đó, phê bình báo chí chiếm lĩnh phần lớn đời sống văn học. Điều này khiến cho văn học mang vẻ sôi động nhưng về lâu dài sẽ là một nguy hại cho sự phát triển của phê bình văn học với tư cách là mỹ học của sự vận động văn chương. (ĐỖ HẢI NINH)
Xuân Diệu từng có hai câu thơ được nhiều người nhắc nhở. Nỗi đời cơ cực đang giơ vuốt - Cơm áo không đùa với khách thơ. Trong nhiều truyện ngắn, Nam Cao cay đắng kể lại tình thế bất lực và nông nổi dễ bị bắt nạt của người cầm bút... (VƯƠNG TRÍ NHÀN) - Ảnh: Chân dung nhà văn Nam Cao qua nét vẽ của họa sĩ Chóe
Sinh thời, nhà văn Nguyễn Minh Châu khi đọc những trang viết của tôi đã nói rằng: "Các cậu có cái may mắn lớn là được nhìn chiến tranh bằng "mắt thường" chứ không phải qua cặp kính của nhà văn đi thực tế". Nếu có sự khác biệt giữa trang sách của lớp nhà văn chiến sĩ chúng tôi với các nhà văn viết về chiến tranh lớp đàn anh thì có lẽ đây là lí do xác đáng để lí giải. (KHUẤT QUANG THỤY)
Màu rừng ruộng để lại những ấn tượng và những cảm xúc thẩm mỹ thật sâu đậm và phong phú. Gấp trang văn lại, tôi thấy lòng mình nao nao khôn tả. Màu rừng ruộng là một nỗi buồn mênh mang, trên nền vẻ đẹp của ngôn ngữ văn chương, vẻ đẹp cảnh sắc, con người và cuộc sống.. (BÙI CÔNG THUẤN)
Ngược lại, có rất nhiều bài thơ nổi tiếng được đông đảo công chúng ưa thích nhưng người ta lại không hề nhớ được tên bài hát mặc dù đã được những nhạc sĩ nổi tiếng phổ nhạc. Có thể dẫn ra một số trường hợp tiêu biểu: Bên kia sông Đuống của Hoàng Cầm (Hồ Bắc phổ nhạc), Đêm nay Bác không ngủ của Minh Huệ (Huy Thục phổ nhạc), Đợi anh về của Ximônốp (Vân Đông phổ nhạc) (NGUYỄN ĐÌNH SAN)
Bàn về nghề nó vô cùng vô tận lắm, nhất là nghề văn chương chữ nghĩa, vì nó rất mơ hồ không thể chỉ rõ tên tuổi rạch ròi mà nhiều khi nó trào tuôn hoàn toàn mang tính bản năng không nguyên tắc, nguyên lý. Cũng như có một thời ta hay nệ vào những phương pháp sáng tác này nọ nào là hiện thực phê phán, hiện thực huyền ảo, hiện thực xã hội chủ nghĩa, hiện đại rồi lại cả hậu hiện đại … (CHU LAI)
Ở thời điểm hiện tại, trong vô vàn định nghĩa về truyện ngắn, quan niệm "truyện ngắn là một lát cắt về cuộc sống" dường như nhận được sự thừa nhận và ủng hộ của đông đảo nhà văn hơn cả. Một câu nói thoạt nghe qua tưởng chừng đơn giản nhưng lại ẩn chứa trong đó rất nhiều thú vị khi triết thuyết đến tận cùng. (TÂM ANH)
Tôi không dám liều mạng tự nhận là trong một ít công việc cụ thể bản thân từng làm, đã thoát ra được khỏi hai thứ phê bình trên đây vừa miêu tả. Nhưng có Trời Phật chứng giám, quả thật trong ý thức, tôi có thấy chán cả hai lối phê bình đó, và thử tìm cách thay đổi. Thử trong tuyệt vọng (VƯƠNG TRÍ NHÀN)
Trong tháng 5 này Nhà xuất bản Hội Nhà văn phối hợp cùng công ty Cổ phần Văn hóa – Truyền thông Phương Đông vừa cho tái bản tập truyện ngắn Dị hương, tác phẩm đoạt giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 2010 của nhà văn Sương Nguyệt Minh với số lượng 3000 bản.
Cửa ải" An Đức chính là "cái nạn thứ 81" mà Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh phải vượt qua để cập bến thành công tại vùng núi Pác Bó, trở thành ông tiên núi lãnh đạo thắng lợi cuộc cách mạng giải phóng dân tộc. Đó thật là "Văn vô sơn thuỷ phi kỳ khí/ Nhân bất phong sương vị lão tài" (Văn không có núi sông không có được khí lạ/ Người không từng trải sương gió khó mà có tài lớn). (HOẢNG QUẢNG UYÊN)
Một bản nhạc hoặc một tác phẩm văn học dở thì có lẽ không có cách nào vang lên hoặc sống trong lòng công chúng được. Nhanh hay chậm nổi tiếng chẳng có ý nghĩa gì nếu chúng ta xem xét hàm lượng nghệ thuật của tác phẩm, vấn đề là nó phải hay, phải thấm sâu vào cảm xúc và thuyết phục về mặt trí tuệ đối với độc giả... (ĐỖ BÍCH THÚY)
Tuy vậy, cũng có lúc nhà thơ Hữu Thỉnh tỏ ra dễ dãi. Ấy là trường hợp anh khen câu thơ của Tế Hanh: Nông trường ta rộng mênh mông/ Trăng lên trăng lặn vẫn không ra ngoài. Theo tôi, đây chỉ là câu thơ trung bình. (VŨ NHO)
Từ cái quán cà phê đầu tiên xuất hiện tại TPHCM vào năm 1998 đến nay, vẫn chưa đủ đảm bảo cho Đặng Lê Nguyên Vũ được xếp chung với những nhân tài trong lĩnh vực kinh tế - kinh doanh mà "Tài năng và đắc dụng" tôn vinh như Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Trường Tộ, Bạch Thái Bưởi và Bill Gates. (TÂM HUYỀN)
Mối tình cuối cùng của Hồ Xuân Hương là với Tham hiệp trấn Yên Quảng Trần Phúc Hiển. Hồ Xuân Hương làm vợ lẽ Trần Phúc Hiển vào khoảng năm 1814 đến 1818, và đây có lẽ là khoảng thời gian hạnh phúc nhất của bà.(UÔNG TRIỀU)
Thỉnh thoảng Tế Hanh chỉ nói một hai câu, nhưng người ta lại lập tức cảm thấy lâu nay, ông biết tất cả, ông nghe được hết những gì là quan trọng, là cái chính mọi người cần nghe, và hoá ra ông vẫn hiện diện bên chúng ta, hiện diện với đúng mọi nghĩa của nó (VƯƠNG TRÍ NHÀN)
Biên tập là một công đoạn trong quy trình làm sách, báo, trong đó có biên tập văn học. Chúng ta vẫn quen gọi vui nhưng rất đúng, rằng nhà biên tập là "người gác cổng", tức vai trò của nhà biên tập rất lớn trong việc loại bỏ những sai sót về nội dung và hình thức, thậm chí những ý đồ xấu, những quan điểm sai lọt vào ấn phẩm văn chương. Đó là một công việc đòi hỏi cao. (HOÀNG THÁI SƠN)