Trong một cơ thể bị ăn mòn/ chúng ta cùng nhau thức dậy/ như củi khô để cháy/ Một tiếng chuông cuối ngày run rẩy/ chỉ kịp nhìn mây bay
Mẹ xé đất, giơ thêm mấy dải khoai/ bình yên tím - hoa những ngày giáp hạt/ Mẹ xé đất, nặn cho con chú gà/ suốt tuổi thơ con hát
Giờ đang là tháng mười hai/ Từng cơn gió bấc thở dài niềm đông/ Phiêu diêu vài sợi khói đồng/ Chuông chùa thỉnh nỗi rỗng không bóng chiều/ Thả lên một tiếng sáo diều/ Tôi nghe trần thế bao điều vi vu
Dỏng cao phận đời/ Vừa vượt nước để trổ bông/ Bung tròn sắc lá mởn xanh cánh đồng/ Theo gió lênh đênh uốn mình mải miết/ Như định mệnh được hiến thân một kiếp
Về thăm lại chiến trường xưa/ Tà Cơn vừa nắng đã mưa A Sầu/ Đa Krông nối một nhịp cầu/ Ngược thời lửa đạn tìm nhau những ngày/ Nồi niêu, bát đũa đủ đầy/ Bữa cơm dã chiến không may chẳng thành
Hoàng Su Phì/ chưa đi chưa biết/ núi quanh co, mây dừng xem chiều biếc/ khói lam hoa/ Một nếp nhà bé xíu xa xa/ gió đu như bàn tay ai vẫy/ bậc thang vàng níu váy Mông xoay
Trong dịu dàng, trong mây núi tinh khôi/ Nắng rớt nhẹ xuống trời chiều lãng đãng/ Em thả tóc bồng bềnh bơi trong thác/ Cho hồn ta neo đậu bến bờ ơi!/ Đến thác Tình Yêu thắp lửa tình yêu/ Gặp sóng nắng phập phồng trong mỗi bước
Đọc Ru giấc phù sa thấy mênh mang những nhịp chữ đồng bằng, thấy tác giả như đi suốt tuổi mình mà tự sự với chín dòng sông đang dào dạt chảy về. Ở đó, ta sẽ gặp Huỳnh Thúy Kiều trong thao thức từ những điều bé nhỏ: Bàn chân non chưa đếm hết nhịp đồng bằng/ Tôi thấy mình nhỏ nhoi qua từng hơi đất thở
Thời gian ngưng lại lúc mẹ chuyền con gà đặt trên mâm cúng tất niên/ thời gian cúi cùng cha, nghiêm cẩn/ thời gian chỉn chu cùng mẹ dịu dàng bếp ấm/ thời gian nhảy chân sáo cùng con rộn ràng áo mới/ chiếc bàn là con gà lúc lắc than hồng thức cùng chị cho tới sang canh
Hết một ngày nhìn gương mặt thời gian/ Chân sẽ quay về quá khứ/ Có bao nhiêu sự lựa chọn cho ta dấn thân/ Nhắm mắt để vơi đi u uẩn/ Những vì sao không sáng nổi lúc 0 giờ/ Ngụp lặn về phía chơi vơi
Mùa thu về rồi/ Em hãy ngước nhìn lên trăng đêm nay sáng quá/ Còn một chút nữa thôi/ Chút nữa thôi trời sắp sáng mất rồi/ Hãy hát lời ca bao ngày đợi chờ khắc khoải/ Bước chậm lại em ơi!/ Đi thật khẽ con đường trăng yên ả
Nửa đêm mộng lại Suối Giàng/ Gót son giẫm ánh trăng vàng vỡ tan/ Tóc mun đổ xuống vai trần/ Biến bao xa lạ hóa gần gụi sao/ Thác Mơ bọt trắng hôm nào/ Không duyên cớ vẫn dụ vào rừng mai
Bộ tò he bằng đất mua ở Hội An/ Không nhớ giá bao nhiêu nhưng rẻ lắm/ Đồ chơi trẻ con thành đồ chơi người lớn/ Mình chưng cùng kỉ vật những chuyến đi
Không mất cũng không còn/ không thua cũng không được/ cỏ thì bò dưới đất/ mây thì bay trên trời/ Cỏ cứ hồn nhiên xanh/ mây cứ hồn nhiên trắng/ xanh và trắng trong lành/ cho ngày ta bừng sáng
Mọi thứ thật nhàm chán/ Chẳng hạn câu nói này/ Tôi đã ngồi ì trong phòng suốt hai giờ/ Chỉ để nhìn vào khung cửa sổ/ Bên ngoài là chiếc lá/ Nhưng không phải chiếc lá cuối cùng
Thuở chăn trâu lũy tre làng mát mắt/ dưới bóng tre trốn tìm, đuổi bắt/ quá trớn về cha cho lằn con trạch/ Giờ tre hóa thân vào tường bao/ chuyển nhượng mình bê tông đến ở/ bạt vía ngàn nhựa xanh đỏ túi ni lông
Ở thế giới văn minh này/ trong ngôi nhà Từ Dũ(1)/ nhiều sinh linh được đợi chờ chào đón/ bao đứa trẻ lớn lên với mọi thứ đủ đầy/ Nhưng, cùng nơi chúng sinh ra/ luôn có một thế giới khác
di chữ mang lại nhiều day dứt, ám ảnh về ngôn ngữ của người viết. Chẳng phải ngay từ khi sinh ra loài người đã được ban tặng một món quà vô giá và đương nhiên, đó là ngôn ngữ, để cách này hay cách khác con người đối thoại với nhau, với thế giới hay với chính mình.
Nếu có thể, anh bắt nhốt hết những tờ lịch/ Chúng chơi đùa bằng ngày tháng mình xa/ Nhưng vị luật sư thời gian rất giỏi/ Anh thua kiện bởi bằng chứng tuổi già/ Những tờ lịch vẫn ngày ngày ca hát/ Anh vẫn kháng án đều đặn lên mây
Phải lòng nhau tránh đi đường gần/ Đôi mắt dưới chân tai thì trước ngực/ Những người đàn ông từ đá sinh ra/ Lần đầu nghe bước chân mình lập cập/ Người già vốn không dạy lời khôn/ Người già chỉ bảo lời khôn nên nói