Thứ Năm, 21/05/2020 14:04

Bế mạc Trại sáng tác Phú Yên 2020

Sau 12 ngày diễn ra tại Sao Việt, tỉnh Phú Yên, Trại sáng tác do Tạp chí Văn nghệ Quân đội phối hợp với Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Phú Yên và Công ty Du lịch Sao Việt tổ chức đã bế mạc vào chiều ngày 19/5/2020.

Sau 12 ngày diễn ra tại Sao Việt, tỉnh Phú Yên, Trại sáng tác văn học đề tài lực lượng vũ trang và chiến tranh cách mạng năm 2020 do Tạp chí Văn nghệ Quân đội phối hợp với Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Phú Yên và Công ty Du lịch Sao Việt tổ chức đã bế mạc vào chiều ngày 19/5/2020.

Lễ bế mạc diễn ra tại Hội trường Sao Mai, Sao Việt, Phú Yên 

Lễ bế mạc Trại sáng tác có sự hiện diện của Tiến sĩ Nguyễn Thành Quang - nguyên Bí thư Tỉnh ủy, nguyên Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Phú Yên; đồng chí Phan Đình Phùng - Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên cùng đại diện lãnh đạo một số sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh Phú Yên; Đại tá, nhà văn Nguyễn Bình Phương - Ủy viên Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam, Tổng biên tập Tạp chí Văn nghệ Quân đội cùng các nhà văn phụ trách Trại; Giáo sư, Tiến sĩ, Đại tá, nhà văn Trình Quang Phú - Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển Phương Đông và Thạc sĩ Huỳnh Thị Kim Hương - Tổng Giám đốc Công ty Du lịch Sao Việt cùng đại diện lãnh đạo các bộ phận của Sao Việt; nhà văn Trần Quốc Cưỡng - Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Phú Yên cùng lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Phú Yên và Tạp chí Văn nghệ Phú Yên; đại diện lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Phú Yên, thành phố Tuy Hòa, huyện Tuy An, Nhà hát Sao Biển; Anh hùng Hồ Đắc Thạnh, nguyên Thuyền trưởng Tàu Không Số thời chống Mỹ; nhà báo Phan Thanh Bình - Tổng thư kí Hội Khoa học - Lịch sử tỉnh Phú Yên; nhà thơ Phan Hoàng - Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Thành phố Hồ Chí Minh; nhạc sĩ Trương Tuyết Mai; nhà thơ Nguyễn Thanh Mừng; các phóng viên đến từ các cơ quan báo chí, truyền hình của Trung ương, của Quân đội và của tỉnh Phú Yên; hơn 20 nhà văn, nhà thơ, nhà nghiên cứu phê bình, dịch giả là trại viên chính thức của Trại sáng tác.

Đồng chí Phan Đình Phùng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên - dự và phát biểu tại lễ bế mạc

Trong khuôn khổ 12 ngày diễn ra Trại sáng tác, các nhà văn, nhà thơ, nhà lí luận phê bình, dịch thuật đến từ các vùng miền trên cả nước được trải nghiệm, tham quan thực tế nhiều địa chỉ hấp dẫn trên đất Phú Yên như Vũng Rô - Di tích Tàu Không Số, Ghềnh Đá Đĩa, Mũi Điện - Bãi Môn, Hòn Yến, Chùa Thanh Lương, Nhà thờ Mằng Lăng, Nhà thờ Bác Hồ…, giao lưu cùng cán bộ chiến sĩ Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Phú Yên, gặp gỡ các nhà văn Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Phú Yên, Tạp chí Văn nghệ Phú Yên, gặp gỡ các giảng viên bộ môn Ngữ văn khoa Khoa học xã hội và nhân văn trường Đại học Phú Yên, các giáo viên Ngữ văn trường THPT Lương Văn Chánh…, và tập trung bút lực để hoàn thiện những tác phẩm văn, thơ, nghiên cứu phê bình, dịch thuật về chiến tranh và người lính, về đất và người Phú Yên cũng như về muôn mặt cuộc đời, cuộc người.

Đoàn nhà văn thăm Khu di tích Tàu Không Số - Vũng Rô

Kết quả, bước đầu Trại sáng tác đã thu hoạch được gần 30 truyện ngắn, bút kí, tản văn, 2 trường ca, trên 20 bài thơ và 6 bài nghiên cứu phê bình, dịch thuật đa dạng về phong cách. Tiêu biểu là các truyện ngắn Kẻ vận đen, Vệt nắng trong vườn Tin nhắn của nhà văn Đỗ Phấn; bút kí Vào thành phố của nhà văn Thái Chí Thanh; bút kí Trở lại Tuy Hòa và các truyện ngắn Con tàu đi về miền gió bấc, Ruộng lầy của nhà văn Nguyễn Trọng Luân; các truyện ngắn Sức ép AK, Xóm vui ngày nắng, Điều không có trong phim của nhà văn Trung Sỹ; truyện ngắn Ai xuôi về của nhà văn Nguyễn Minh Cường; truyện ngắn Biên niên phố 198x của nhà văn Nguyễn Anh Vũ; các truyện ngắn Đợi, Sự tha thứ cuối cùng của nhà văn Phương Trà; các truyện ngắn Lá úa rơi ngoài cửaQuanh tán cây thị già của nhà văn Vũ Thanh Lịch; truyện ngắn Kẻ thừa kế của nhà văn Hương Văn; truyện ngắn Cánh buồm màu trắng của nhà văn trẻ Bùi Thanh Thùy; các truyện dịch Tấm da lừaTrụ cột gia đình của dịch giả Trần Ngọc Hồ Trường; các tản văn Ăn chậmMắm ngon của nhà văn Uông Triều; các trường ca Đời tôi biên giới của Nguyễn Minh Cường và Sóng Thu Bồn của nhà thơ Nguyễn Giúp; các chùm thơ của Nguyễn Trọng Luân, Lê Hào, Trương Bách Mỵ, Lý Hữu Lương, Đặng Thiên Sơn, Nguyễn Anh Vũ, Hoàng Đăng Khoa; các bài nghiên cứu phê bình Nhớ Nguyễn Mỹ Về Tuy An nhớ Liên Nam của PGS.TS Nguyễn Thị Thu Trang, Chế Lan Viên và Điêu tàn - đền đài tỏa bóng Viết xanh - khủng hoảng sinh thái và trách nhiệm của văn học của TS Nguyễn Thanh Tâm, Một giấc mơ trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại của TS Nguyễn Thị Ái Thoa, Tự sự và tự truyện của Hoàng Đăng Khoa…

Báo cáo tổng kết Trại viết, Thượng tá, nhà văn Nguyễn Mạnh Hùng - Trưởng trại - phấn khởi nhấn mạnh: “Về, nhưng vẫn là ở lại. Những tác phẩm đã nộp về Ban tổ chức Trại chỉ là sản phẩm bước đầu của quãng ngắn. Phía trước mọi người là những quãng dài mà điểm tựa là ý tưởng, cảm xúc được mang về từ những ngày ở Trại viết. Không phải hi vọng mà là chắc chắn, thời gian tới sẽ có những tác phẩm hay hơn nữa, ấn tượng hơn nữa tiếp tục được viết và gửi về ngôi nhà số 4 Lý Nam Đế, tòa soạn của Tạp chí Văn nghệ Quân đội được lấy cảm hứng từ Trại viết Phú Yên 2020 này”.

Thay mặt lãnh đạo tỉnh Phú Yên, đồng chí Phan Đình Phùng - Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên - ghi nhận, đánh giá cao thành công của Trại viết; cảm ơn các nhà văn đã đến với Phú Yên; hi vọng những trang viết của các nhà văn sẽ góp phần lan tỏa hương đất hương người Phú Yên; cảm ơn Giáo sư, Tiến sĩ, Đại tá, nhà văn Trình Quang Phú và Thạc sĩ Huỳnh Thị Kim Hương cùng Công ti Du lịc Sao Việt đã tạo điều kiện tốt nhất cho nhà văn trong suốt thời gian tại Trại; đón đợi các nhà văn trở lại Phú Yên vào một ngày gần nhất.

P.V