Thứ Sáu, 28/12/2018 16:00

Cúc chi ruộm vàng phố Hiến

Những cánh đông cúc chi thuộc thôn Nghĩa Trai, xã Tân Quang, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên đang rực rỡ vào dịp tết. Cúc chi có mùi thơm dịu, đượm vàng vào những ngày cuối năm như báo hiệu mùa xuân tới, cúc chi không dùng để cắm trang trí mà được sấy khô làm dược liệu hoặc trà, có tác dụng thanh nhiệt hay giải độc. Loài cúc bé nhỏ này có tên gọi khác là "cúc tiến Vua" vì xưa được dân trồng để mang vào cung dâng lên Vua.

Những cánh đồng cúc chi thuộc thôn Nghĩa Trai, xã Tân Quang, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên đang rực rỡ vào dịp tết. Cúc chi có mùi thơm dịu, đượm vàng vào những ngày cuối năm như báo hiệu mùa xuân tới. Cúc chi không dùng để cắm trang trí mà được sấy khô làm dược liệu hoặc trà, có tác dụng thanh nhiệt hay giải độc. Loài cúc bé nhỏ này có tên gọi khác là "cúc tiến vua" vì xưa được dân trồng để mang vào cung dâng lên vua.

Cánh đồng cúc chi nhìn từ trên cao như những thảm lụa vàng.
 
Cúc chi được trồng từ sau rằm tháng bảy, trong tiết xuân hoa thi nhau khoe sắc.
Cúc chi không dùng để cắm trang trí mà được sấy khô làm dược liệu, làm trà uống vì có tác dụng dễ ngủ, thanh giải nhiệt, tiêu độc, mát gan...
 
Vào mùa thu hoạch, những người thợ, các cô, các anh chị em nhộn nhịp xuống từng luống để hái cúc chi.
 

Hoa cúc phát triển thuận lợi ở nhiệt độ từ 20-30 độ C, khi thời tiết chuyển từ mùa hạ sang mùa thu.

 

Hoa đạt chất lượng khi vừa nở, không còn nụ và cũng chưa kịp tàn.
 Hoa cúc chi được vận chuyển về thôn bằng đường bộ...
 
Cúc đem phơi khô, sấy điện hoặc sấy lò.
 
10kg cúc tươi sẽ sấy được 1kg cúc khô.
  Giá bán hoa sấy điện đắt nhất bởi giữ được nhiều hương vị tự nhiên.
Loài hoa đặc trưng của Phố Hiến hằng năm thu hút rất nhiều du khách đến tham quan, mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho người dân khi chúng trở thành dược liệu độc đáo. 

 Tổ chức trang: Vũ Thành Duy

Thực hiện: Hoàng Thành