Thứ Ba, 31/07/2018 10:03

Một sớm Đồng Châu

Biển Đồng Châu ở huyện Tiền Hải (Thái Bình) được coi như thủ phủ của nghề nuôi ngao khu vực ven biển phía Bắc với hàng nghìn chòi canh ngao lô nhô trên mặt biển được quây trên vùng đất bùn pha cát thoai thoải trải dài. Khi thủy triều xuống, những cánh đồng ngao ngập dưới nước loang loáng, ôm lấy những chòi canh cao lớn và khi thủy triều dâng, nhìn giống như một bản làng trên biển.
Logo VNQĐ Online mới -Thái Bình vốn nổi tiếng là “quê hương năm tấn”, với địa hình bằng phẳng, bạt ngàn ruộng lúa, ao hồ, sông ngòi; khí hậu nơi đây mát mẻ với nhiều làng nghề truyền thống, lễ hội dân gian đặc sắc và các di tích lịch sử văn hoá. Tuy nhiên, vùng đất này còn được thiên nhiên ban tặng một số bãi biển đẹp như Đồng Châu, Cồn Vành và Diêm Điền… Nằm cách trung tâm TP Thái Bình khoảng 35 km, biển Đồng Châu ở huyện Tiền Hải (Thái Bình) được coi như thủ phủ của nghề nuôi ngao khu vực ven biển phía Bắc. Bờ biển trải dài 7,5km, có tới hàng nghìn chòi canh ngao lô nhô trên mặt biển. Những chòi nuôi ngao được quây trên vùng đất bùn pha cát thoai thoải trải dài. Khi thủy triều xuống, những cánh đồng ngao ngập dưới nước loang loáng, ôm lấy những chòi canh cao lớn và khi thủy triều dâng, nhìn giống như một bản làng trên biển.
Đến Đồng Châu vào những ngày hè khi đất trời trở nên trong vắt, không khí vẩn vơ bởi những cơn gió nhẹ lướt trên bờ cát trải dài, được ngắm bình minh và phóng tầm mắt ra giữa trùng khơi, cảm nhận từng cơn gió và hít căng lồng ngực vị mặn mòi của biển và chứng kiến nghề nuôi ngao của ngư dân nơi đây sẽ khiến bạn nhớ mãi.

 
Vẻ đẹp bình yên của Đồng Châu
Đồng Châu thanh khiết trong buổi sáng tinh sương.
 
Chuẩn bị ra vạng Ngao
Vẻ đẹp Đồng Châu buổi sớm mang nét riêng bình dị hoang sơ gắn với cuộc sống đầy lam lũ, vất vả của ngư dân. 
 
Bình minh Đồng Châu với mặt trời ló dạng ửng hồng rực rỡ
Vào buổi sớm khi ánh bình minh lấp ló Đồng Châu như một bức tranh thủy mặc.
 
Vẻ đẹp bình yên ở Đồng Châu quanh cuộc sống đầy lam lũ của người dân
 Người dân nơi đây chủ yếu làm nghề đánh bắt thuỷ, hải sản đặc biệt là nghề cào ngao.
 
Đồng Châu không phải bãi biển đẹp để khai thác du lịch nhưng lại là nơi tuyệt vời để canh tác và nuôi trồng ngao Bóng dáng những người phụ nữ cào ngao trải dài trên cánh đồng trở thành nguồn c
Hàng trăm chòi canh ngao được các ngư dân dựng lên trên vùng đất bùn pha cát trải dài.
 
Bãi nuôi ngao được quây trên vùng đất bùn pha cát thoai thoải trải dài Khi thủy triều xuống, những cánh đồng ngao ngập dưới nước loang loáng, ôm lấy những chòi canh cao lớn tạo nên khung cảnh
Khi thủy triều xuống, những cánh đồng ngao ngập dưới nước loang loáng, ôm lấy những chòi canh cao lớn tạo nên khung cảnh hết sức ấn tượng.
 
Người dân sáng sớm đã đi ra đồng bắt Ngao mang ra chợ bán trước khi thủy triều lên
Ngao thường được các ngư dân thu hoạch vào buổi sáng sớm khi thủy triều đã rút.
 
Thu hoạch Ngao
Không còn khai thác bằng phương pháp cào ngao truyền thống, ngư dân áp dụng phương pháp thu hoạch mới là phun nước trực tiếp lên bãi ngao. 
  
Để thu hoạch một ruộng ngao rộng lớn, chủ nuôi sẽ phải cần đến 20 người làm thuê liên tục trong một ngày
Sau khi phun nước bùn, cát trôi hết người dân thu hoạch ngao một cách dễ dàng.
 
Ngày nay, thay vì cào ngao bằng phương pháp truyền thống, nhiều người đã chuyển sang khai thác ngao bằng cách phun nước trực tiếp lên bãi ngao Phun nước như thế này sẽ nhanh, không tốn nhiều c
Việc thu hoạch bằng phương pháp này cho năng xuất hơn phương pháp truyền thống.
 
Vận chuyển Ngao vào bờ
Những chuyến ngao nặng trĩu cập bờ
 
Chờ bình minh lên
trong niềm hân hoan chờ đón bình minh lên.
 
bám biển2
 
Buổi chiều những đứa trẻ nô đùa và tắm trên bãi biển
Buổi chiều trên bãi biển Đồng Châu.
 
Thu vào tầm mắt là khung cảnh những bãi biển thoai thoải trải dài với vựa nuôi ngao và các còi canh dựng đứng trên cao Vào buổi chiều tà, nơi đây đẹp như một bức tranh thuỷ mặc
Hãy một lần đến thăm biển Đồng Châu để thưởng thức các món ăn từ ngao, cũng như được chứng kiến nghề nuôi ngao của ngư dân vùng biển mặn nồng nơi đây.

Tổ chức trang: Thành Duy                                                                 
Thực hiện: Lê Đức