Thứ Sáu, 04/12/2020 16:44

Quảng bá văn hóa Hàn Quốc nên bắt đầu bằng việc tôn trọng các nền văn hóa khác

Từ điển văn hóa Hàn Quốc là tác phẩm mới của Kang Woosung. Sách là một nỗ lực để cung cấp rộng rãi hơn về đời sống, văn hóa và con người Hàn Quốc. 

Từ điển văn hóa Hàn Quốc là tác phẩm mới của Kang Woosung. Sách là một nỗ lực để cung cấp rộng rãi hơn về đời sống, văn hóa và con người Hàn Quốc. Sách giải đáp nhiều vấn đề mà người nước ngoài chưa rõ khi sống tại đất nước này, trong đó có những câu nói sáo rỗng của K-drama đến ý nghĩa của ‘Gangnam style’.

Kang Woosung, tác giả của Từ điển Văn hóa Hàn QuốcTừ điển K-Pop phát biểu trong một cuộc phỏng vấn tại văn phòng The Korea Times ở Seoul.

“Vì sao trên lá cờ Hàn Quốc có logo của Pepsi?", “Vì sao tất cả tên tiếng Hàn đều có ba âm tiết?" "Tại sao tôi già đi một tuổi, thậm chí hai tuổi khi sống ở đất nước Hàn Quốc?". Đây chỉ là một số trong hàng trăm câu hỏi liên tục xuất hiện hàng ngày trên internet mà cuốn sách Từ điển văn hóa Hàn Quốc hướng đến trả lời theo một cách đầy giải trí mà sâu sắc.

Từ điển văn hóa Hàn Quốc của Kang Woosung.

Tác giả cuốn sách là Kang Woosung, 38 tuổi, người đã viết Từ điển K-Pop vào năm 2016. Anh giải thích trong một cuộc phỏng vấn gần đây với The Korea Times rằng cuốn sách mới của anh dự định cung cấp thông tin chính xác bằng tiếng Anh về "cách người Hàn Quốc trở thành và tại sao người Hàn Quốc làm như vậy với những gì họ làm." Cuốn sách cũng cố gắng giải quyết các câu hỏi quan trọng thường không có câu trả lời hoặc không được làm rõ do thiếu nguồn lực đáng tin cậy cho người nước ngoài sống ở Hàn Quốc.

"Trong khi cuốn sách trước đây của tôi, Từ điển K-Pop là một nỗ lực để xem xét tâm lí của người Hàn Quốc hiện đại thông qua tiếng lóng và chủ nghĩa thần học, thì cuốn sách mới này cung cấp một cái nhìn rộng hơn về Hàn Quốc và con người Hàn Quốc", Kang nói. "Và tôi đang cố gắng tạo ra một kỉ lục về văn hóa Hàn Quốc cho hậu thế bằng cách tổng hợp các bức ảnh chụp nhanh."

Cuốn sách ngày càng trở nên phù hợp trong bối cảnh làn sóng toàn cầu quan tâm gia tăng theo cấp số nhân ở đất nước này, đặc biệt là với K-pop, (nhạc pop Hàn Quốc) - một thể loại từng được coi là tạp nham, thị trường khi mới xuất hiện đến nổi tiếng “đình đám” hiện nay và liên tục xuất hiện trên các phương tiện truyền thông chính thống. Kang cho biết "ngay cả trong các trang web cộng đồng nổi tiếng không liên quan đến K-pop, nội dung K-pop đang xuất hiện nhiều hơn và gây được tiếng vang với nhiều người hơn."

Từ điển văn hóa Hàn Quốc của Kang Woosung đề cập tới nhiều chủ đề. Có những chủ đề rất nhỏ. Chẳng hạn như món ăn miễn phí của các nhà hàng Hàn Quốc; lời khen ngợi kì quặc về những người có khuôn mặt nhỏ nhắn, đến các khoản vay jeonse (một hình thức thuê nhà mà người thuê trả trước một khoản tiền lớn cho chủ nhà mà không phải trả tiền thuê nhà hàng tháng, để chủ nhà đầu tư sinh lời. Khi thời gian thuê nhà hết, họ sẽ được trả lại số tiền đó)... Những kinh nghiệm này được rút ra từ chính tác giả - một người Mĩ gốc Hàn thường đi du lịch ở nước ngoài cũng như những người bạn nước ngoài của anh đang sống và làm việc tại Hàn Quốc.

Trong số hàng nghìn câu hỏi về Triều Tiên, anh tập trung vào trả lời những điều mà người dân toàn cầu tò mò nhất và việc điều gì có thể giúp ích thiết thực cho những người đang cư trú tại Hàn Quốc. Trong đó, sách cũng giải thích cách người Hàn sử dụng các từ “có” và “không”, đôi khi có nghĩa trái ngược với khi các từ đó khi được sử dụng trong tiếng Anh; sự thật về tàu điện ngầm ở Seoul; định nghĩa về chứng chỉ khóa công khai.

Để cung cấp các dữ kiện văn hóa đáng tin cậy, mà không làm sai lệch các thông tin phổ biến khác về Triều Tiên, nhà văn Kang đã tiến hành kiểm tra xác thực trong 3 năm cho những dữ liệu nghiên cứu trong cuốn sách. Anh kiểm chứng bằng các sách giáo khoa hay tài liệu nghiên cứu sẵn có, hoặc tham khảo ý kiến của các chuyên gia Hàn Quốc và những người có liên quan trực tiếp đến các vấn đề mà anh muốn tiếp cận.

Bên cạnh công việc trong ngành xuất bản, anh cũng thực hiện một số chiến dịch tại Hoa Kì trước đây để quảng bá văn hóa Hàn Quốc theo cách sáng tạo, mới lạ, bắt mắt hơn. Đây là một phần trong nỗ lực "xây dựng thương hiệu Hàn Quốc" của anh, một hành trình mà anh mong muốn thực hiện khi di cư sang Mĩ năm 1997 và nhận thấy rằng thông tin về Hàn Quốc chiếm một phần không đáng kể và trở nên lỗi thời trong sách giáo khoa lịch sử thế giới.

Dưới sự tổ chức của Kang, 40 thực tập sinh của Liên Hợp Quốc mặc trang phục truyền thống của Hàn Quốc và áo giáp Goguryeo tạo dáng chụp ảnh trong Lễ diễu hành Halloween tại làng quê ở New York vào ngày 31 tháng 10 năm 2010.

Trong FIFA World Cup 2010, anh và các sinh viên Đại học New York (NYU) đã in một nghìn chiếc áo phông đỏ in chữ Hangeul ủng hộ đội tuyển quốc gia Hàn Quốc và trao chúng cho người dân New York tại Công viên Quảng trường Washington để quảng bá bảng chữ cái độc đáo của Hàn Quốc.

Cùng năm đó, Kang đã tổ chức một chiến dịch gây quỹ cộng đồng, trong đó hơn 40 thực tập sinh Liên Hợp Quốc quốc tế mặc quần áo và áo giáp truyền thống của Hàn Quốc đến từ vương quốc Goguryeo và tham gia Cuộc diễu hành Halloween tại Làng Greenwich ở New York, một lễ hội Halloween lớn nhất thế giới. Trước đó, nhân vật Hàn Quốc nổi tiếng nhất và duy nhất phù hợp cho Halloween là Kim Jong-il của Triều Tiên, Kang nói.

"Phải thừa nhận rằng phải có nhiều cá nhân hợp lại mới có thể làm được điều gì đó thông qua các chiến dịch như vậy," anh nói. "Điều tôi muốn đạt được là thu hút sự quan tâm của công chúng và đề xuất một trong nhiều cách có thể để hành động."

Kang cho biết trong khi anh ấy sẽ tiếp tục tìm kiếm các cơ hội để quảng bá văn hóa Hàn Quốc, dù thông qua một cuốn sách khác hay các chiến dịch nâng cao nhận thức khác và nếu như không tìm thấy bất kì lĩnh vực nào có thể quảng bá thêm cho văn hóa Hàn Quốc thì có nghĩa mục tiêu xây dựng thương hiệu Hàn Quốc đã thành hiện thực.

Hiện nhà văn Kang đang làm việc với một số tổ chức nhận con nuôi Hàn Quốc tại Mĩ bằng cách tặng sách cho các gia đình để họ tìm hiểu thêm về con người và đất nước Hàn Quốc. Nhà văn chia sẻ: “Thật bổ ích khi nghe công việc của tôi đã giúp nhiều người cảm thấy gần gũi hơn với Hàn Quốc. "Một người mẹ nhận con nuôi đã viết cho tôi một email nói rằng việc đọc sách của với con gái cô ấy đã trở thành một phần trong việc học hàng ngày của họ."

Nhà văn cũng bày tỏ hi vọng sẽ làm được những điều tương tự đối với các tổ chức khác như các trung tâm hỗ trợ gia đình đa văn hóa, trung tâm dịch vụ cộng đồng di cư và thậm chí cả lực lượng Mĩ tại Hàn Quốc. Một thông điệp quan trọng mà Kang muốn chia sẻ với khán giả Hàn Quốc là “quảng bá văn hóa Hàn Quốc nên bắt đầu bằng việc tôn trọng các nền văn hóa khác”. Ông nói, nếu không có ý thức tương hỗ và tôn trọng lẫn nhau, nỗ lực quảng bá một nền văn hóa có thể bị triệt tiêu bởi tình cảm dân tộc vốn coi thường và miệt thị các nền văn hóa khác.

"Văn hóa không phải là thứ hàng hóa đòi hỏi sự cạnh tranh. Không phải điều phải xác định thứ hạng của mỗi bên như trong Thế vận hội Olympic, mà văn hóa đánh giá cao sự đa dạng như các phong cách dấu ấn khác nhau trong các triển lãm nghệ thuật."

BÌNH NGUYÊN dịch theo bài viết Park Han-sol từ Koreatimes