Thứ Bảy, 19/11/2022 06:59

Tạp chí Văn nghệ Quân đội số 1001 (cuối tháng 11/2022)

Cuộc thi thơ trên Tạp chí VNQĐ đang dần đi về những ngày cuối cùng. Những gương mặt quen thuộc trong suốt cuộc thi vẫn xuất hiện, thể hiện cho sự nhiệt huyết, bền bỉ, nội lực với thơ.

 Văn hóa có thể được hiểu là những giá trị tinh thần, vật chất do con người sáng tạo ra trong quá trình sống của mình. Là chủ thể kiến tạo văn hóa, nhưng chính con người vẫn luôn bị câu hỏi “Tại sao?” chất vấn, khi đối diện các hiện tượng văn hóa. Trả lời câu hỏi đó là trở về với căn nguyên tồn tại của văn hóa, cũng là cơ sở tồn tại của con người. Nghĩ về văn hóa, văn minh, tập tục và tâm tính con người Việt Nam trên cơ sở mối bận tâm “Tại sao?”, Tạp chí Văn nghệ Quân đội đã có cuộc trò chuyện với nhà nghiên cứu văn hóa, họa sĩ Phan Cẩm Thượng.

Bài trò chuyện mang tên Về một nét đặc trưng trong tính cách người Việt sẽ mở đầu tạp chí số 1001.

Phần Văn xuôi với chùm truyện ngắn: Người làng tôi của Nguyễn Thị Toàn, Đau răng của Ngô Nhân Đức, Người Mĩ mất tích của Trúc Hoài; ghi chép Dòng sông kí ức của Phan Vượng; kí ức chiến trường Chuyện người lái xe Trường Sơn của Cao Khoa.

Người làng tôi gợi lên sự quen thuộc, gần gũi cho bạn đọc. Trong chiến tranh, ở mỗi làng quê, chúng ta đều có thể bắt gặp những nhân vật như cô Xinh, chú Tư, bác Trực… Chiến tranh đã tạo nên những bối cảnh mang tính khái quát chung. Tuy nhiên, với người trong cuộc, phải trực tiếp trải qua những sự éo le, nỗi đau, bất hạnh thì sự khái quát, cái nhìn vô cảm không thể chia sẻ được. “Nếu không có chiến tranh, chắc cô Xinh sẽ rất khác…” là câu nói để lại nhiều suy ngẫm cho bạn đọc.

Đau răng mang đến sự đương đại trong cách thể hiện cũng như trong ý tưởng. Đời sống hiện đại và những nhân vật thành công luôn có những câu chuyện khuất lấp. Đằng sau vẻ hào nhoáng là một hiện thực khác. Có hoang mang, có tiếc nuối, có thầm kín và có những cơn đau vô hình…

Người Mĩ mất tích tái hiện lại bức tranh đau thương mà chiến tranh đã gây ra cho đồng bào miền Nam. Vẫn là bom rơi đạn lạc, vẫn là những mất mát, khốc liệt của chiến tranh nhưng bên cạnh đó, tác giả đã hướng đến một câu chuyện riêng, rất con người. Ngay giữa những đau thương tận cùng thì những người phụ nữ nhỏ bé và kiên cường vẫn cho thấy sự nhân văn, cao cả…

Phần Thơ với sự góp mặt của các tác giả: Bùi Sỹ Hoa, Hương Giang, Lê Thuý Bắc, Phát Dương, Lệ Hằng, Trần Nam Phong, Đỗ Mai Hoà, Trần Lê Anh Tuấn, Nguyên Như, Bạch Văn Tín, Mai Tuyết, Nguyễn Quang Việt, Vũ Thanh Hoa.

Cuộc thi thơ trên Tạp chí VNQĐ đang dần đi về những ngày cuối cùng. Những gương mặt quen thuộc trong suốt cuộc thi vẫn xuất hiện, thể hiện cho sự nhiệt huyết, bền bỉ, nội lực với thơ. Điều đó cũng phần nào khẳng định cho sự thành công của cuộc thi khi có được những cộng tác viên đầy thân quý và gắn bó.

“Thơ trong những tập thơ” là bài viết Nghệ thuật của cái nhìn của nhà phê bình văn học Hoàng Đăng Khoa giới thiệu thi tập Tiếng mưa của tác giả Vũ Trần Anh Thư.

Văn học nước ngoài giới thiệu truyện ngắn Chim trắng của Hà Lập Vĩ do Châu Hải Đường dịch.

Phần Bình luận văn nghệ với sự tham gia của các tác giả: Trần Thị Minh Tâm, Quyên Gavoye, Nho Quan, Lê Thị Hường, Mai Văn Phấn, Hoàng Cẩm Giang, Hoàng Anh Tuấn.

Ngòi bút của Nguyễn Xuân Sanh từ 1945 trở về sau tập trung vào miêu tả hiện thực mới của đời sống cách mạng với ngôn ngữ bình dị, đại chúng. Ông viết nhiều về các đề tài người lao động, thiếu nhi, bộ đội… và về Bác bằng nhiều thể loại khác nhau với những cảm hứng thơ khác nhau. Bài viết Những bài thơ viết về Bác của Nguyễn Xuân Sanh như một sự nhìn lại thấu suốt về vấn đề này.

Hằng năm, vào khoảng cuối tháng 8 đến cuối tháng 11, dù là độc giả hay là người chưa từng đọc một cuốn tiểu thuyết, không một người Pháp nào không biết đến thuật ngữ “La rentrée littéraire - Khai mùa văn học”. Khắp nơi, từ màn hình tivi, đài, báo, internet đến các áp phích đường phố, nhan nhản những quảng cáo về nó đến độ “Khai mùa văn học” trở thành thuật ngữ thân quen với người dân Pháp từ nhiều thập kỉ trở lại đây. Bài viết “La rentrée littéraire - Khai mùa văn học”, một hiện tượng của nền văn học Pháp đương đại sẽ mang đến cho bạn đọc những khám phá thú vị về sự kiện này.

Bên cạnh đó là những vấn đề được xã hội và giới chuyên môn quan tâm, những chia sẻ nghề nghiệp, những cảm nhận, phân tích, luận giải về các văn nghệ sĩ, tác phẩm nghệ thuật... hứa hẹn sẽ mang đến cho bạn đọc nhiều thú vị, hấp dẫn.

Tạp chí Văn nghệ Quân đội số 1001 dày 120 trang dự kiến sẽ phát hành ngày 22/11/2022. Thân mời các bạn đón đọc!

Văn

Ts. Nguyễn Thanh Tâm

Nhà nghiên cứu văn hóa, họa sĩ Phan Cẩm Thượng: Về một nét đặc trưng trong tính cách người Việt

Nguyễn Thị Toàn

Người làng tôi

Phan Vượng

Dòng sông kí ức

Cao Khoa

Chuyện người lái xe Trường Sơn

Ngô Nhân Đức

Đau răng

Trúc Hoài

Người Mĩ mất tích

 

Thơ

Bùi Sỹ Hoa

Cây cúc tần ở Hoa Lư; Rơi hồng lòng tay tôi

Hương Giang

Tiếng gọi đêm; Dưới ngọn núi nâu; Khói sương hồ Mạc

Lê Thúy Bắc

Ánh sáng từ bầy đom đóm; Sông trong lòng phố; Những kí tự không lời

Phát Dương

Không và thấy; Những chiếc xe nói chuyện với hàng dầu; Thơm nẻo đường về

Lệ Hằng

Đừng khóc; Di sản; Vĩ Thanh

Trần Nam Phong

Đi qua tháng mười; Mùa hoa bồ công anh

Đỗ Mai Hòa

Tản mạn tháng bảy; Vườn chim Pagadan

Trần Lê Anh Tuấn

Mưa an toàn; Bên kia đồi

Nguyên Như

Làng cói; Giỗ đầu bà nội

Bạch Văn Tín

Dì ơi

Mai Tuyết

Màu đợi

Nguyễn Quang Việt

Em còn đó không

Vũ Thanh Hoa

Người kéo vĩ cầm

Hoàng Đăng Khoa

Nghệ thuật của cái nhìn (Đọc Tiếng mưa của Vũ Trần Anh Thư)

 

Văn học nước ngoài

Hà Lập Vĩ

Chim trắng (Châu Hải Đường dịch)

 

Bình luận văn nghệ

Trần Thị Minh Tâm

Những bài thơ viết về Bác của Nguyễn Xuân Sanh

Quyên Gavoye

“La rentrée Littéraire - Khai mùa văn học », một hiện tượng của nền văn học Pháp đương đại

Nho Quan

Những cuốn sách giúp nâng cao khả năng cảm thụ nghệ thuật

Lê Thị Hường

Vệt thẩm mĩ từ tiểu thuyết «trẻ»

Mai Văn Phấn

Thức dậy trên đất lạ

Hoàng Cẩm Giang

Vai trò của thiên nhiên và thơ ca trong ThơTrăng nơi đáy giếng

Hoàng Anh Tuấn

Bố tôi từ cuộc đời bước vào trang thơ