Thứ Sáu, 16/06/2017 16:20

Tạp chí Văn nghệ Quân đội số 871 (cuối tháng 6/2017)

Phần Thơ số này giới thiệu chương II của "Trăng Tân Trào", trường ca mới nhất của nhà thơ Hữu Thỉnh viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ngoài ra là những sáng tác mới của các nhà thơ tên tuổi như Nguyễn Đức Mậu, Phan Thị Thanh Nhàn, Châu La Việt, Đặng Vương Hưng…
chu phoong arial moi copy - Tạp chí Văn nghệ Quân đội số 871 (cuối tháng 6/2017) mở đầu bằng bài đối thoại giữa phóng viên tạp chí và Đại tá Nguyễn Hữu Thục, Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh Vĩnh Phúc. Bài đối thoại với tiêu đề Vững mạnh về quốc phòng là bàn đạp để phát triển kinh tế sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn vai trò của những người lính vùng đất cổ Mê Linh trong việc đồng hành với nhân dân địa phương hoàn thành các chỉ tiêu phát triển của tỉnh nhà những năm gần đây.
 
Phần Văn xuôi giới thiệu ghi chép Hội đình của Đặng Thị Thúy, tản văn Canh cua mẹ nấu của Hạnh Trần, các truyện ngắn Hạc mai của Triều La Vỹ, Cái tai treo vàng của Đoàn Ngọc Hà và Gió ông Cụt của Sương Nguyệt Minh.
 
Hạc mai, có sự pha trộn yếu tố kì ảo, là một cách thế luận về cái đẹp, về nghệ thuật, về mối xung đột bất khả hòa giải giữa cái đẹp, nghệ thuật và hàng phàm phu tục tử, giữa cái đẹp, nghệ thuật và lợi ích thiết thực của con người…
 
Cái tai treo vàng, xoay quanh câu chuyện bi hài của một cặp vợ chồng nông dân giữa cơn xoáy lốc có tên là công nghiệp hóa, là một phản tỉnh thuyết phục cho những ai dễ dàng ruồng tình bỏ ngãi chỉ bởi tham vàng…
 
Gió ông Cụt, được gợi hứng từ một ảo ảnh mà hiện hữu về người đàn ông cụt đầu mặc áo giáp, tay cầm đại đao cưỡi ngựa, là câu chuyện buồn lặng đầy ám ảnh về một làng-đàn-bà quánh đặc âm khí, hệ lụy của chiến tranh…
 
Trang Văn học nước ngoài giới thiệu truyện ngắn Xăm mình của nhà văn Nhật Bản Tanizaki Junichiro (1886-1965) do Nguyễn Nam Trân dịch từ nguyên tác tiếng Nhật.
 
Phần Thơ số này giới thiệu chương II của Trăng Tân Trào, trường ca mới nhất của nhà thơ Hữu Thỉnh viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ngoài ra là những sáng tác mới của các nhà thơ tên tuổi như Nguyễn Đức Mậu, Phan Thị Thanh Nhàn, Châu La Việt, Đặng Vương Hưng… và của các cây bút rất trẻ, rất mới như Nông Thị Ngọc Hiên, Lê Quang Trạng, Huyền Thư…

“Thơ trong những tập thơ” là Những dấu ấn chưa qua của nhà thơ Trần Ninh Hồ và chùm bài tiêu biểu do nhà thơ Nguyễn Hưng Hải chọn và giới thiệu.
 
Phần Bình luận văn nghệ có sự góp mặt của GS-TS Đinh Xuân Dũng, PGS-TS Trương Đăng Dung, PGS-TS Tôn Phương Lan và PGS-TS Lê Dục Tú.
 
Quán văn kì này là cuộc trò chuyện thú vị xung quanh vấn đề tiểu thuyết lịch sử giữa nhà văn Uông Triều và TS Nguyễn Văn Hùng.
  
Tạp chí Văn nghệ Quân đội số 871 (cuối tháng 6/2017) dày 120 trang với nhiều tranh, minh họa đẹp, dự kiến sẽ ra mắt bạn đọc cả nước ngày 20/6/2017. Mời quý vị đón đọc.
 
bia 871 chon convert

Văn
PV
Đại tá Nguyễn Hữu Thục, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy
quân sự tỉnh Vĩnh Phúc: Vững mạnh về quốc phòng là
bàn đạp để phát triển kinh tế  
Triều La Vỹ
Hạc mai  
Đặng Thị Thúy
Hội đình  
Hạnh Trần
Canh cua mẹ nấu  
Đoàn Ngọc Hà
Cái tai treo vàng  
Sương Nguyệt Minh
Gió ông Cụt  


Thơ
Hữu Thỉnh
Trăng Tân Trào  
Châu La Việt
Lau trắng Khe Sanh  
Nguyễn Đức Mậu
Tháp Chàm; Vườn thú bán hoang dã ở Phú Quốc; Gửi        
Phan Thị Thanh Nhàn
Chàng trai binh nhì của mẹ; Lính hải quân;
Nhà thờ hoang  
Đặng Vương Hưng
Lẳng lơ; Giấc mơ yêu; Tụng kinh chú tiểu đánh vần  
Nông Thị Ngọc Hiên
Em gặp anh đầu mùa bằng lăng  
Đoàn Minh Hằng
Dưới bóng cây cổ thụ; Sau cơn mưa  
Đặng Văn Chương
Phía sau giấc mơ; Gió rong rêu  
Lê Quang Trạng
Mở; Bụng núi  
Huyền Thư
Chờ dịu dàng ở Châu Đại Dương; Khói đồng bằng         
Nguyễn Xuân Dương
Chiều Phố Hiến  
Đinh Sỹ Minh
Những ngày tháng Sáu  
Nguyễn Văn Khôi
Buồn; Và em đã cùng ta  
Nguyễn Hưng Hải
Triết luận Trần Ninh Hồ trong Những dấu ấn chưa qua  
 

Văn học nước ngoài
Tanizaki Junichiro (Nhật Bản)
Xăm mình (Nguyễn Nam Trân dịch)  


Bình luận văn nghệ 
Lê Dục Tú
Tác động của kinh tế thị trường đến văn học  
Tôn Phương Lan
Trong vòng xoáy của chiến tranh  
Đinh Xuân Dũng
Văn hóa, văn nghệ trong tình yêu và tầm nhìn
của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh  
Trương Đăng Dung
Cô đơn, khát vọng và khoảnh khắc trong thơ hiện đại    
 

Quán văn
Uông Triều
Tiến sĩ Nguyễn Văn Hùng: “Cần một cách nhìn lịch sử
bình đẳng và bao dung hơn”