Thứ Năm, 17/08/2017 14:18

Tạp chí Văn nghệ Quân đội số 875 (cuối tháng 8/2017)

Phần Văn xuôi giới thiệu bút kí "Thời trang Hồi giáo ở cây số 0" của Hồ Anh Thái, tản văn "Cắt ngang Trường Sơn" của Đỗ Phước Tiến và các truyện ngắn "Thú dữ" của Kiều Bích Hậu, "Hội hè" của Tô Hải Vân, "Những cơn bão" của Nguyễn Thị Mai Phương.
chu phoong arial moi copy - Chưa bao giờ sách văn học nước ngoài lại xuất hiện trên các kệ sách nhiều như bây giờ. Hiện tượng văn học thế giới chiếm lĩnh kệ sách tiếp tục khơi ra một vấn đề mà chúng ta đều quan tâm bấy lâu: Quảng bá, giới thiệu văn học Việt Nam ra nước ngoài. Chúng ta biết đến văn học thế giới phong phú như vậy, còn thế giới đã biết gì về chúng ta? Để độc giả có cái nhìn toàn diện hơn về vấn đề này VNQĐ đã có cuộc trò chuyện với nhà thơ Nguyễn Quang Thiều – Phó Chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam, Giám đốc trung tâm dịch thuật, Giám đốc Nhà xuất bản Hội nhà văn. Bài trò chuyện với tiêu đề Quảng bá văn học Việt Nam cần phải có một chiến lược mang tầm quốc gia sẽ mở đầu tạp chí VNQĐ số này.

Thú dữ  mở ra cho người đọc một thế giới mới về sự săn đuổi, người đi săn và con mồi. Với bối ảnh hiện đại là các tòa nhà cao tầng, quán bar, cùng các phần mềm máy tính trên mạng người đi săn lần theo các vệt chân lúc mờ nhạt, lúc đậm hằn để theo dấu con mồi mình cần tìm...

Hội hè là tiếng nói tiếc nuối của thời gian. Thời gian phủ lên mọi thứ, nuốt đi mọi thứ, làm biến mất nhiều thứ. Đối với con người thứ bị biến đi âm thầm và nguy hiểm nhất là nhiệt huyết sống. Khi sống có nhiệt huyết sống thì cuộc sống thường ngày trở nên đều đều, tẻ nhạt...

Những cơn bão là tiếng vọng của chiến tranh gieo đặt xuống mỗi kiếp người. Con người ta cư xử thế nào với phần kí ức chiến tranh mình buộc phải trong tay đó. Buồn ư? Giận ư? Trách cứ hay mãi mãi nằm trong cuộc chiến?...

Phần Thơ số này nổi lên cảm hứng của những day dứt mùa, của tình yêu và những gì mỏng manh nhất thuộc về cảm xúc chợt thức dậy. “Thơ trong những tập thơ” là thi tập Tự thanh 3 của Hải Thanh, Nxb Quân đội Nhân dân, 2017 và chùm bài tiêu biểu do Đoàn Văn Mật chọn và giới thiệu.

Trang Văn học nước ngoài kì này giới thiệu truyện ngắn Người vác ghế của nhà văn Yusuf Idris (1927 – 1991) người Ai Cập do Trần Ngọc Hồ Trường chuyển ngữ.

Phần Bình luận văn nghệ là những bài viết đáng chú ý của các tác giả Nguyễn Thanh Tâm, Ngô Vĩnh Bình, Phùng Phương Nga, Lê Trà My, Nguyễn Đức Tùng.

Tạp chí Văn nghệ Quân đội số 875 (cuối tháng 8/2017) dày 120 trang với nhiều tranh, minh họa đẹp, dự kiến sẽ ra mắt bạn đọc cả nước ngày 20/8/2016. Mời quý vị đón đọc.
 
bia 874

Văn
Đỗ Bích Thúy
Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều: Quảng bá văn học Việt Nam
cần phải có một chiến lược mang tầm quốc gia
Kiều Bích Hậu
Thú dữ
Hồ Anh Thái
Thời trang Hồi giáo ở cây số 0
Đỗ Phước Tiến
Cắt ngang Trường Sơn
Tô Hải Vân
Hội hè
Nguyễn Thị Mai Phương
Những cơn bão
 

Thơ
Trần Thế Vinh
Còn đó Thất Sơn; Tháng Giêng uống rượu hạt ngọc trời
Nguyễn Văn Thích
Mẹ, mùa thu và em; Huyền thoại làng
Nguyễn Thị Hồng Ngát
Công lính mình đó anh; Lính Binh đoàn xanh
Lê Hào
Đá trên Thạch Bi Sơn
Nguyễn Giúp
Cho em và hoa cúc; Hát với Thu Bồn
Nguyễn Đăng Khương
Độc thoại; Gửi; Nửa
Ngô Thanh Vân
Chạm Huế; Nhắn với tháng Tư
Nguyên Chương
Cà phê cuối tuần; Đóa cúc trắng lặng lẽ nở bên hiên đời; Người đàn bà hòa ca cùng gió
Phùng Hiệu
Bản vắng em rồi
Khả Lôi Việt Vương
Lạ kì; Vô định
Nguyễn Chính
Men đời; Giọt lệ
Nguyên Hà
Đếm tuổi con; Về quê một chiều mưa
Phạm Việt Đức
Ngày mưa
Đoàn Văn Mật
Trong những khuôn hình cũ (Đọc Tự thanh 3 - thơ Hải Thanh)
Phạm Tú Anh
Bùa trời
Trương Đình Phượng
Những người đàn bà im lặng; Khúc đệm thành phố buổi sáng
Nguyễn Khắc Hào
Giả sử; Tên gọi
Thái Tràng
Đồng Cây Vừng; Bên di tích Rạch Gầm
Lê Tuấn Lộc
Khăm Muộn ơi!
 

Văn học nước ngoài
Yusuf  Idris (Ai Cập)
Người vác ghế (Trần Ngọc Hồ Trường dịch)
 

Bình luận văn nghệ
Nguyễn Thanh Tâm
Xây dựng nền văn hóa, văn nghệ của quân đội ngang tầm nhiệm vụ mới
Ngô Vĩnh Bình
Viết cho ai? Viết để làm gì? Viết cái gì hay là bài học gần dân
Phùng Phương Nga
Nguyễn Xuân Khánh - nghệ thuật vị văn hóa
Lê Trà My
Tản văn Việt - hành trình một thế kỉ
Nguyễn Đức Tùng
Khí hậu của truyện ngắn