Thứ Hai, 20/11/2017 08:49

Tạp chí Văn nghệ Quân đội số 881 (cuối tháng 11/2017)

Phần Bình luận văn nghệ là những bài viết đáng chú ý của các tác giả Triệu Hồng, Nguyễn Thị Phương Thúy, Nguyệt Tam Tinh, Phan Huy Dũng, Vương Trọng, Lê Hoài Nam.
chu phoong arial moi copy - Cuộc đời mỗi họa sĩ đều có “cách” và “thú chơi” riêng của mình. Nhưng “chơi” như họa sĩ Lê Thiết Cương khi lập Gallery 39 là một cách chơi độc đáo. Qua mười hai năm, mười hai mùa “chơi” đã có tới 60 sự kiện được tổ chức tại đây. Trong đó chỉ có một phần nhỏ sự kiện cá nhân hoặc họa sĩ có tham gia, còn lại dành cho bạn bè. Bài trò chuyện về “cách” và “thú chơi” cùng họa sĩ Lê Thiết Cương do VNQĐ thực hiện, với tiêu đề Hà Nội là cái tâm hút những tinh hoa của mọi miền về phía nó sẽ mở đầu tạp chí VNQĐ số này.

Phần Văn xuôi giới thiệu ghi chép Về nguồn của Nguyễn Phương Diện, tản văn Ngọn khói lên trời của Y Phương, cùng các truyện ngắn Cây hoa sữa giữa Sài Gòn của Hoài Hương; Vợ vắng nhà của Hồ Huy Sơn; Đắng ngọt đàn bà của Nguyễn Thị Lê Na.

Cây hoa sữa giữa Sài Gòn phần nào gợi lại hình bóng chuyện Mỵ Châu – Trọng Thủy xưa. Chỉ khác lông ngỗng được thay bằng hạt hoa sữa do người lính trẻ mang từ Hà Nội vào gieo xuống các cung đường, qua từng nơi đóng quân, ủ kín giữa các trận chiến ác liệt. Đó là dấu mốc cho người hậu phương dõi theo và là sự bắt đầu cho một truyền thuyết tình yêu thời hiện đại...

Vợ vắng nhà là câu chuyện bi hài của một gia đình khi người vợ vào Nam buôn bán ve chai, người chồng ở lại chăm sóc nhà cửa và hai con. Bước ngoặt xảy ra khi người chồng “đi chơi Hòn Câu” làm mất hết số tiền bán trâu tính dồn vào để sửa nhà. Người vợ bắt được tin dữ vội vàng trở về. Đối diện với vợ, người chồng làm thế nào để biện minh cho sai phạm của mình...

Đắng ngọt đàn bà mở ra không gian của những phút giây hoang hoải ngoài chồng ngoài vợ của cặp đôi tưởng chừng hạnh phúc. Người thoát được những dằn vặt, dồn nén của hình bóng yêu thương trong quá khứ sẽ bình tĩnh hơn, yên ổn hơn ở hiện tại. Còn không, sẽ bị rơi xuống chính cái hố mà mình đã đào. Dù có lên được thì tất cả cũng chỉ còn đổ vỡ, rạn nứt...

Phần Thơ số này là những ý niệm về thời gian, kí ức, của tất cả vẹn nguyên nhất của mùa. “Thơ trong những tập thơ” là thi tập Dưới tấm trần rỉ mưa của Đỗ Thượng Thế, Nxb Hội Nhà văn, 2017 và chùm bài tiêu biểu do Nguyễn Thị Kim Nhung chọn, giới thiệu.

Trang Văn học nước ngoài kì này giới thiệu truyện ngắn Một làng sau bóng tối của nhà văn Anh gốc Nhật, Kazuo Ishiguro, người vừa giành giải Nobel Văn học năm 2017 do Thái Lương chuyển ngữ.

Phần Bình luận văn nghệ là những bài viết đáng chú ý của các tác giả Triệu Hồng, Nguyễn Thị Phương Thúy, Nguyệt Tam Tinh, Phan Huy Dũng, Vương Trọng, Lê Hoài Nam.

Tạp chí Văn nghệ Quân đội số 881 (cuối tháng 11/2017)  dày 120 trang với nhiều tranh, minh họa đẹp, dự kiến sẽ ra mắt bạn đọc cả nước ngày 20/11/2017. Mời quý vị đón đọc.

 

Văn
Đỗ Bích Thúy
Họa sĩ Lê Thiết Cương: Hà Nội là cái tâm hút những
tinh hoa của mọi miền về phía nó
Hoài Hương
Cây hoa sữa giữa Sài Gòn 
Nguyễn Phương Diện
Về nguồn 
Y Phương
Ngọn khói lên trời 
Hồ Huy Sơn
Vợ vắng nhà 
Nguyễn Thị Lê Na
Đắng ngọt đàn bà 
 

Thơ
Kim Chuông
Ý nghĩ; Lát cắt; Tự nhủ 
Nguyễn Thị Hồng Ngát
Dòng sông Trắng 
Đinh Ngọc Diệp
Với biển 
Phùng Trung Tập
Đi giữa phố; Hồ Gươm ngày cuối năm 
Hoàng Anh Tuấn
Mẹ và cỏ mần trầu; Phác họa đình làng 
Nguyên Hà
Bến xưa; Thu đi 
Hoàng Cúc
Màu của biển; Gánh những nhọc nhằn 
Lê Vi Thủy
Cao nguyên; Giấc mơ ngày cũ 
Nguyễn Thị Kim Nhung
Thơ là điều mà ta cảm thấy (Đọc Dưới tấm trần rỉ mưa của Đỗ Thượng Thế, Nxb Hội Nhà văn, 2017) 
Nguyễn Quang Thiều
Mưa gần sáng; Những lá thư; Tiếng gọi 
Huỳnh Minh Tâm
Buổi trưa ngồi nhà mình nghe mưa; Bông sen tím 
My Tiên
Thành phố của tôi; Chân dung
Bùi Ngọc Phúc
Khoảnh khắc; Nghĩa địa chiều cuối năm
 

Văn học nước ngoài
Kazuo Ishiguro
Một làng sau bóng tối (Thái Lương dịch)
 

Bình luận văn nghệ
Triệu Hồng
Lòng kính trọng Khổng Tử của Bác Hồ qua bài thơ Phỏng Khúc Phụ 
Nguyễn Thị Phương Thúy
Đôi nét về dòng văn học Mĩ viết về chiến tranh Việt Nam 
Nguyệt Tam Tinh
Sáng tạo nghệ thuật như là quá trình phê phán cái tôi và khước từ kinh nghiệm 
Phan Huy Dũng
Phê bình thơ với vấn đề đánh giá những hành động cách tân thơ hiện nay 
Vương Trọng
Có loại thơ đa thanh như thế
Lê Hoài Nam
Trông cây thấy quả