Thứ Hai, 19/03/2018 15:01

Tạp chí Văn nghệ Quân đội số 889 (cuối tháng 3/2018)

Bài trò chuyện cùng nhà thơ Mai Văn Phấn với tiêu đề Thơ ca có thể san lấp địa ngục nơi tâm hồn con người sẽ mở đầu tạp chí VNQĐ số này.
chu phoong arial moi copy - Giữa kỉ nguyên hậu hiện đại, mọi thứ đều bị/ được hoài nghi, giễu nhại, giải thiêng. Thế mà có một nhà thơ vẫn kiên trì tín niệm: vẻ đẹp và quyền năng của thơ. Đồng thời luôn hứng khởi, bền bỉ kiến tạo riêng mình một thế giới thơ hiện đại thuần Việt, trở thành một trong những nhà thơ Việt Nam hiện đại có tác phẩm được dịch ra nhiều ngoại ngữ nhất. Và cuối năm 2017, giải thưởng thơ Cikada của Thụy Điển đã gọi tên ông, đó chính là nhà thơ Mai Văn Phấn. Bài trò chuyện cùng nhà thơ Mai Văn Phấn do VNQĐ thực hiện với tiêu đề Thơ ca có thể san lấp địa ngục nơi tâm hồn con người sẽ mở đầu tạp chí VNQĐ số này.

Phần Văn xuôi giới thiệu ghi chép Ngày hòa bình đầu tiên của Bảo Ninh; bút kí Chuyện thời chiến tranh của Nguyễn Thành Quang. Cùng các truyện ngắn dự thi Người quản trang vàm Tân Dinh của Hồ Tĩnh Tâm; Không đề của Y Ban; Đi dưới mặt trời của Nguyễn Hải Yến.

Người quản trang vàm Tân Dinh là câu chuyện của dòng kí ức về đời sống, chiến trận đan xen qua năm tháng. Con người tưởng có thể xa nhau, quên bẵng tất cả vì hận thù, ân oán. Các sợi dây liên hệ đã cắt đứt, chôn vùi xong xuôi.  Nhưng thật tâm nào có chôn được khi vẫn còn đó “tình người” gắn kết tất cả lại với nhau…

Không đề đánh dấu sự quay lại của nhà văn Y Ban. Vẫn là cách viết gai góc, đánh trực diện vào những vấn đề nhạy cảm của đời sống hiện đại. Nhưng ở truyện này người đọc sẽ nhận ra một Y Ban mới mẻ, đằm thắm, tươi tắn hơn…

Đi dưới mặt trời nói với chúng ta về câu chuyện của những người mong muốn được chuyển giới từ nam sang nữ. Đời sống thực của họ thế nào? Mối quan hệ với gia đình, cộng đồng ra sao? Bi kịch gì xảy đến khi thân xác và tâm hồn không đồng đều? Và trên hết: Họ muốn họ là ai?...

Phần Thơ số này là dòng chảy của những hoài niệm, kí ức và thời gian. “Thơ trong những tập thơ” là thi tập Áp tai vào đất của Lê Quang Trạng, Nxb Hội nhà văn, 2017 và chùm bài tiêu biểu do Nguyễn Thị Kim Nhung chọn, giới thiệu.

Trang Văn học nước ngoài kì này giới thiệu tiểu luận Truyền thống và tài năng cá nhân của nhà thơ, nhà viết kịch, nhà phê bình người Anh gốc Mĩ T.S.Eliot, người được trao giải Nobel văn chương năm 1948 “ cho những đóng góp nổi bật, tiên phong của ông cho thơ ngày nay”.

Cùng chùm thơ của Ocean Vương (tên tiếng Việt là Vương Quốc Vinh) do Nguyễn Huy Hoàng chuyển ngữ.

Phần Bình luận văn nghệ là những bài viết đáng chú ý của các tác giả Đinh Quang Tốn, Phong Lê, Đoàn Thị Thu Vân, Nguyễn Văn Hùng, Lê Huy Bắc, Nguyễn Thanh Tâm.

Tạp chí Văn nghệ Quân đội số 889 (cuối tháng 3/2018) dày 120 trang với nhiều tranh, minh họa đẹp, dự kiến sẽ ra mắt bạn đọc cả nước ngày 20/3/2018. Mời quý vị đón đọc.
 
b

Văn
Hoàng Đăng Khoa
Thơ ca có thể san lấp địa ngục nơi tâm hồn con người
Hồ Tĩnh Tâm
Người quản trang vàm Tân Dinh
Nguyễn Thành Quang
Chuyện thời chiến tranh
Bảo Ninh
Ngày hòa bình đầu tiên
Y Ban
Không đề
Nguyễn Hải Yến
Đi dưới mặt trời
 

Thơ
Dương Khâu Luông
Của Pang; Lời cha dặn; Người miền núi
Nguyễn Tấn Tuấn
Ngày trở lại; Đêm Hội Lim
Phạm Thị Phương Thảo
Sen đã nở trong chiếc bình gốm cũ; Người đàn ông và khu vườn
Nguyễn Đăng Khương
Đi đâu; Giấc mơ đàn kiến trên một lá thuyền
Nguyễn Quang Tấn
Dạo khúc 27; Dạo khúc 31; Dạo khúc 43
Hồng Thủy Tiên
Dắt mình đi một vòng trí nhớ; Biệt khúc chi
Nguyễn Thấn
Khảo cổ đất đai
Nguyễn Chí Ngoan
Những hình dung
Vũ Thiên Kiều
Ngược; Cọ mắt
Đào An Duyên
Dưới thềm cũ rêu phong
Hồ Minh Tâm
Ave Maria - khi còn lại một mình; Nợ nhau một ngọn núi cao
P.N. Thường Đoan
Mưa không về trên hàng cây cụt ngọn; Mặt nạ
Đông Triều
Trước ngày đi; Ngờ hoặc
Nguyễn Thị Kim Nhung
Dấu vết của sự biến mất (Đọc Áp tai vào đất của Lê Quang Trạng)
 

Văn học nước ngoài
Ocean Vuong
Hôn kiểu người Việt; Đầu trước; Ngưỡng
T. S. Eliot
Truyền thống và tài năng cá nhân  (Nguyễn Huy Hoàng dịch)
 
Bình luận văn nghệ
Đinh Quang Tốn
Nghĩ về thơ
Phong Lê
Về văn học hôm nay - ghi chép và nghĩ ngẫm
Đoàn Thị Thu Vân
Vị xuân an lạc trong thơ của Phật Hoàng - Thi sĩ Trần Nhân Tông
Nguyễn Văn Hùng
Yếu tố tính dục trong văn xuôi hư cấu lịch sử Việt Nam đương đại
Lê Huy Bắc
“Trì biệt” trong Bóng chữ của Lê Đạt
Nguyễn Thanh Tâm
Thực chất của một tiểu thuyết lừng danh - tại sao lại là Số đỏ?