Thứ Hai, 02/07/2018 10:18

Tạp chí Văn nghệ Quân đội số 896 (Đầu tháng 7/2018)

Số này mở đầu bằng bài đối thoại giữa phóng viên tạp chí với đồng chí Đại tá Nguyễn Hồng Sơn, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Thừa Thiên Huế.
chu phoong arial moi copy - Tạp chí Văn nghệ Quân đội số 896 (đầu tháng 7/2018) mở đầu bằng bài đối thoại giữa phóng viên tạp chí với đồng chí Đại tá Nguyễn Hồng Sơn, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Thừa Thiên Huế. Bài đối thoại giúp độc giả có cái nhìn toàn cảnh về vùng đất nhiều trầm tích là kinh thành Huế xưa và tỉnh Thừa Thiên Huế ngày nay. Qua đó để thấy rằng trong mọi thời đại đoàn kết luôn luôn là sức mạnh vô địch, chân lí ấy không bao giờ thay đổi.

Cùng với đó, phần Văn xuôi giời thiệu bút kí Cổng trời của Nguyễn Minh Khiêm; tản văn Phở Bắc Hà của Hoàng Anh Tuấn. Các truyện ngắn dự thi Tiếng sáo người hát rong của Nguyễn Thị Lê Na; Anh Quảng của Y Ban; Ở cuối con đường của Hữu Phương.

Tiếng sáo người hát rong với mô tip cổ tích giữa đời thường. Mọi việc bắt đầu từ hôm Mai vào chợ, tình cờ gặp cha con Điền trước cổng, câu mở đầu truyện thay cho câu cũ ngày xửa ngày xưa. Hai người chưa từng quen nhau, chưa từng có chút gì rằng buộc của quá khứ được dòng đời xô đẩy lại gần với nhau. Để rồi vượt qua mọi thử thách họ nhận ra thứ gắn kết hai tâm hồn chính là tình người…

Anh Quảng là truyện ngắn phỏng dụ về cuộc sống con người, có hỉ nộ ái ố, có cả đam mê và cuồng vọng, nhưng trên hết là thơ. Thơ đưa con người ta đến những cuộc phiêu lưu, đến những gặp gỡ bất ngờ. Đồng thời, thơ cũng đẩy con người ta xuống tận cùng vực thẳm. Cho đến một ngày nhận ra, với tự thân cuộc đời có thể kết thúc, nhưng với thơ thì không…

Ở cuối con đường mở ra những cuộc chớp bắt bất ngờ của quá khứ. Một người đi tìm một người. Một người cũng đi tìm người đang đi tìm mình. Nhưng qua bao năm trời họ không tìm được nhau, có lúc thật gần mà rồi hoàn cảnh lại đẩy ra xa. Giờ về già, họ gặp nhau đây, những gì khúc mắc, những gì còn giấu và chưa nói xin được nói hết…

“Truyện ngắn hay tác giả tự chọn” kì này là Biển trời đầm phá mênh mang của Hồng Nhu. Truyện được gợi cảm hứng từ lễ hội dành cho người ăn mày diễn ra vào ngày mồng hai Tết tại chợ Cồn của dân làng Mỹ Lợi. Trong lễ hội những người ăn mày được dự ngồi một cách đàng hoàng vào mâm cỗ do dân làng chuẩn bị để đón nhận một cái tết ấm cúng…

Phần Thơ số này là những khoảng trống mênh mang của thời gian, cảm xúc. Khi mà thi nhân lãng đãng điền mình vào những khoảng trống ấy để gặt về những vần thơ mộc mạc, chân tình. Gương mặt VNQĐ giới thiệu số này là nhà thơ Nguyễn Khánh Duy.

Phần Bình luận văn nghệ là những bài viết đnág chú ý của các tác giả Duy Văn, Phong Lê, Nguyễn Phương Khánh, Trần Đăng Khoa, Trần Nhật Thu.

Tạp chí Văn nghệ Quân đội số 896 (đầu tháng 7/2018)  dày 120 trang với nhiều tranh, minh họa đẹp, dự kiến sẽ ra mắt bạn đọc cả nước ngày 5/7/2018. Mời quý vị đón đọc.
 
896

Văn
P.V
Đại tá Nguyễn Hồng Sơn, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy
Quân sự tỉnh Thừa Thiên Huế: Đoàn kết là sức mạnh
vô địch, chân lí ấy không bao giờ thay đổi
Nguyễn Thị Lê Na
Tiếng sáo người hát rong
Nguyễn Minh Khiêm
Cổng Trời
Hồng Nhu
Biển trời đầm phá mênh mang
Y Ban
Anh Quảng
Hữu Phương
Ở cuối con đường
 

Thơ
Mai Văn Phấn
Tôi tin; Tượng chàng trai ghìm cương ngựa ở Saint Petersburg; Trong công viên Tsarisino
Phạm Trọng Thanh
Đêm gọi dậy sao trời; Hoa xuống từ trời; Tặng nghệ nhân đing k’tút Ê đê
Trần Thế Vinh
Thơ viết trong căn cứ Phương Bình; Lời của núi ngàn năm
VNQĐ
Giới thiệu thơ Nguyễn Khánh Duy
(Tảng sáng; Những gốc rạ xót xa - Những bông hoa nở muộn; Đêm nhuyễn thể)
Hồng Thanh Quang
Bài ca tháng Bảy
Hà Đức Hạnh
Danh thiếp làng
Phạm Văn Vũ
Cũ; Bóng cây
Trương Thị Bách Mỵ
Mùa sương gõ lá âm vang; Trong tiếng hát ngọt mềm
Trần Hoàng Thiên Kim
Phù sa; Chiều qua sông Ngàn Phố; Biển chiều
Trần Vũ Long
Giấc mơ cây; Với Phương ở bãi giữa Sông Hồng
 

Bình luận văn nghệ
Duy Văn
Những lối vào truyện ngắn (Tiếp theo kì trước)
Phong Lê
Xuân Quỳnh - Đến tận cùng đau đớn, đến tình yêu
Nguyễn Phương Khánh
Thiền sư Ikkyuu Sojun - Một hiện tượng thơ ca Nhật Bản đặc sắc
Trần Đăng Khoa
Nhà văn Lê Bá Thự - Người “gọi hồn” làng
Trần Nhật Thu
Kiểu nhân vật “nổi loạn” trong một số truyện ngắn nữ Việt Nam đương đại