Thứ Sáu, 03/08/2018 09:23

Tạp chí Văn nghệ Quân đội số 898 (đầu tháng 8/2018)

Phần Bình luận văn nghệ là những bài viết đáng chú ý của các tác giả Nguyễn Văn Hùng, Hạnh Nguyên, Nguyễn Hoàng Anh Tuấn, Nguyễn Thị Tịnh Thy, Nguyễn Thị Hà.

chu phoong arial moi copy - Tạp chí Văn nghệ Quân đội số 898 (đầu tháng 8/2018) mở đầu bằng bài đối thoại giữa phóng viên tạp chí với đồng chí Trung tướng, GS.TS Trần Hữu Phúc, Cục trưởng Cục nhà trường. Bài đối thoại giúp độc giả hiểu rõ hơn về chức năng, nhiệm vụ, vai trò của Cục Nhà trường – Bộ Tổng tham mưu từ lịch sử đến hiện tại.

Cùng với đó, phần Văn xuôi giới thiệu ghi chép “Tuổi trẻ rồi cũng sẽ trở thành ngày hôm qua…” của Nguyễn Xuân Thủy; tản văn Chờ bình yên quay về của Đỗ Bích Thúy. Các truyện ngắn dự thi Người quản ngục kinh thành của Phạm Hữu Hoàng; Chị Hân của Lê Vũ Trường Giang; Ngôi nhà trên đỉnh Thung Lau của An Bình Minh.

Người quản ngục kinh thành tái hiện lại những ngày cuối của nhà Tây Sơn, khi vua Quang Trung mất, triều đình lục đục, những vị tướng từng cùng nhau vào sống ra chết nay tranh giành quyền lực hãm hại lẫn nhau. Trong cái không gian ngột ngạt, tù túng của tội ác ấy nổi lên tình yêu rạng ngời của tướng Ngô Văn Sở và nàng Uyển Lệ. Họ sẽ vượt qua nghịch cảnh thế nào hay chấp nhận sự an bài của số phận…

Chị Hân đưa người đọc ngược thời gian trở lại những ngày bão lửa của Mậu Thân 1968 ở Huế. Nơi sự chia cách của những người thân trong gia đình được tính bằng từng khoảnh khắc. Nơi số phận của con người được tính bằng những may rủi khôn lường. Vượt lên hay chịu sự nghiền nát của lịch sử? Mất mát của từng cá nhân liệu có lấy lại được? Vô vàn vết thương trong lòng có khi nào nguôi ngoai…

Ngôi nhà trên đỉnh Thung Lau kể cho chúng ta nghe câu chuyện “cổ tích nghị lực” của một người trẻ tên Hùng, trai Mường ở bản Khai Thung. Anh bỏ học đi lính, đi lính về tự nhận thầu một đoạn đường, xong đường được cấp đất làm nhà, đồng thời cũng có được một người vợ làm quen qua mạng, rồi có con. Cuộc sống vợ chồng, con cái từng ngày trôi qua như trong một giấc mơ…

“Truyện ngắn hay tác giả tự chọn” kì này là Đồi Con Gái của Sương Nguyệt Minh. Truyện được viết cuối năm 2007, khi tác giả cùng nhà văn Nguyễn Bảo, Khuất Quang Thụy đi công tác miền Đông Bắc. Nơi họ chọn đến là đảo Quan Lạn thuộc huyện đảo Vân Đồn, nơi hoang sơ huyền bí và đầy rẫy những câu chuyện bí ẩn…

Phần Thơ số này là những suy tư, trăn trở về tổ quốc, con người hôm qua và hôm nay. Gương mặt VNQĐ giới thiệu số này là nhà thơ Trần Thị Huê, hiện sống và viết tại Quảng Bình.

Phần Bình luận văn nghệ là những bài viết đáng chú ý của các tác giả Nguyễn Văn Hùng, Hạnh Nguyên, Nguyễn Hoàng Anh Tuấn, Nguyễn Thị Tịnh Thy, Nguyễn Thị Hà.

Tạp chí Văn nghệ Quân đội số 898 (đầu tháng 8/2018)  dày 120 trang với nhiều tranh, minh họa đẹp, dự kiến sẽ ra mắt bạn đọc cả nước ngày 5/8/2018. Mời quý vị đón đọc.
 
898

Văn
P.V
Cục Nhà trường - Bộ Tổng tham mưu: Thép đã tôi thế đấy…
Phạm Hữu Hoàng
Người quản ngục kinh thành
Nguyễn Xuân Thủy
“Tuổi trẻ rồi cũng sẽ trở thành ngày hôm qua...”
Sương Nguyệt Minh
Đồi Con Gái
Lê Vũ Trường Giang
Chị Hân
An Bình Minh
Ngôi nhà trên đỉnh Thung Lau
Đỗ Bích Thúy
Chờ bình yên quay về
 

Thơ
Nguyễn Hữu Quý
Ngã ba Đồng Lộc; Nơi tôi gọi là Tổ quốc; Nhớ bạn
Pờ Sảo Mìn
Thị trấn đôi ta; Cô gái Mèo và bản nhạc Phiên chợ Ba Tư 
Nguyễn Kiến Thọ
Viết ngày giỗ mẹ; Cha và ngôi nhà ngói xưa
Lê Huy Mậu
Mạc Ngôn; Sơ sài về nước Ý
Sơn Ca
Giấc ngủ; Bài ca tháng Sáu
Đông Triều
Nhà hát kịch; Một khi tìm thấy…
Nguyễn Văn Khôi
Mặt nạ; Thầm lặng những cơn giông; Đối diện
Đỗ Huy Chí
Khúc biến tấu Sa Pa; Viết sau cơn lũ
Đặng Thiên Sơn
Có những tình yêu trong xa xôi
Nguyễn Thúy Hạnh
Độc thoại; Mưa thu
VNQĐ
Giới thiệu thơ Trần Thị Huê
(Dòng sông mang hơi thở; Giữa tro và cõi sống; Chiếc áo ngày xưa)
 

Bình luận văn nghệ
Nguyễn Văn Hùng
Phác họa tiến trình của tiểu thuyết lịch sử Việt Nam
Hạnh Nguyên
Kinh nghiệm duy tân từ các động thái của Tân thi Đông Á
Nguyễn Hoàng Anh Tuấn
Chùa Đàn và văn hóa tâm linh trong ca trù
Nguyễn Thị Tịnh Thy
“Thấy” và “tiếc” khi đọc Đức Thánh Trần của Trần Thanh Cảnh
Nguyễn Thị Hà
Tâm tính người Việt đương đại qua tản văn Nguyễn Vĩnh Nguyên