Thứ Sáu, 28/09/2018 15:25

Tạp chí Văn nghệ Quân đội số 902 (đầu tháng 10/2018)

Phần Bình luận văn nghệ là những đánh giá, bình luận về những mảng khác nhau của đời sống văn học nghệ thuật. Những tác giả tác phẩm đã khẳng định được mình với thời gian hay văn học đương đại hôm nay với những trào lưu, xu hướng mới sẽ được các tác giả nhìn nhận lại và đưa ra kiến giải.


chu phoong arial moi copy - Những ngày tháng mười lịch sử, trên các thao trường huấn luyện, người chiến sĩ Binh đoàn Quyết Thắng đang khẩn trương, sôi nổi, thi đua lập thành tích chào mừng 45 năm ngày truyền thống cũng là dịp Văn nghệ Quân đội đi thực tế viết về bộ đội Binh đoàn. Rời thao trường vang tiếng súng, chúng tôi có cuộc trò chuyện cởi mở với Thiếu tướng Doãn Thái Đức - Tư lệnh và Thiếu tướng Nguyễn Văn Hùng - Chính ủy Binh đoàn. Tạp chí Văn nghệ Quân đội số 902 (đầu tháng 10/2018) sẽ mở đầu bằng bài đối thoại Binh đoàn Quyết Thắng: Soi rọi vào truyền thống để rèn luyện bộ đội.

Phần Văn xuôi số này là bút kí Những người mẹ biên thùy của Võ Diệu Thanh; tản văn Rơm rạ dại khờ của Võ Đắc Danh; cùng các truyện ngắn dự thi Qua khỏi dốc là nhà của Bảo Thương, Chuyện ở bến Bà Lụa của Phan Đức Nam, Đêm giao thừa có trăng của Ai Ta Yết Lam.

Truyện ngắn Qua khỏi dốc là nhà là sự đồng hiện của kí ức, hiện tại. Cùng với những câu văn giàu hình ảnh đã làm nên một bức tranh bâng khuâng buồn bã về mối tình của ba người bạn thân Huy - Hạnh - Nhân. Không có bom đạn dữ dội, không có chết chóc hi sinh, nhưng hệ lụy chiến tranh đã để lại một kí ức buồn đau, dang dở theo suốt cuộc đời mỗi người. Chiến tranh đã đẩy số phận của mỗi người về một phía mà nhiều khi họ không có cơ hội để quay lại.

Truyện ngắn Chuyện ở bến Bà Lụa tái hiện một thời gian khổ, khốc liệt, đau thương mà chiến tranh đã gây ra trên một vùng đất. Nhưng cũng chính ở mảnh đất ấy tình yêu thương, lòng nhân hậu, bao dung đã được con người chắt chiu nuôi dưỡng. Con người không thể thay đổi được lịch sử đã qua nhưng họ có thể thay đổi được số phận bằng chính tình yêu, lòng trắc ẩn và biết ơn quá khứ của mình.

Truyện ngắn Đêm giao thừa có trăng gây xúc động khi viết về một người lính hi sinh trong thời bình, trong một đêm giao thừa “khác thường” linh hồn tìm về quê thăm mẹ. Truyện cũng phần nào lí giải những điều vốn được cho là kì lạ, thì vẫn có thể xảy ra. Đời sống vốn tiềm ẩn nhiều góc khuất mà đôi khi chỉ có thể giải thích bằng tâm linh và sự nhân văn của con người.

Truyện ngắn hay tác giả tự chọn số này gửi đến bạn đọc truyện ngắn mang đậm chất Huế Trăng nơi đáy giếng của nữ nhà văn Trần Thùy Mai (Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam 2002).

Thơ số này là những tình cảm lắng sâu được biểu đạt bằng ngôn ngữ nghệ thuật. Với sự phong phú về đề tài, sự đa dạng trong thể loại, mỗi tác giả mang đến một thể nghiệm, một giọng điệu riêng làm nên những trang thơ đặc sắc. Phần VNQĐ giới thiệu là gương mặt thơ nữ, tác giả Bạch Diệp.

Phần Bình luận văn nghệ là những đánh giá, bình luận về những mảng khác nhau của đời sống văn học nghệ thuật. Những tác giả tác phẩm đã khẳng định được mình với thời gian hay văn học đương đại hôm nay với những trào lưu, xu hướng mới sẽ được các tác giả nhìn nhận lại và đưa ra kiến giải.

Tạp chí Văn nghệ Quân đội số 902 (đầu tháng 10/2018) dày 120 trang với nhiều tranh, minh họa đẹp, dự kiến sẽ ra mắt bạn đọc cả nước ngày 5/10/2018. Mời quý vị đón đọc.
 
42683514 935117770032385 2087574480627957760 n

 
Văn

P.V
Binh đoàn Quyết Thắng: Soi rọi vào truyền thống để rèn luyện bộ đội
Bảo Thương
Qua khỏi dốc là nhà
Võ Diệu Thanh
Những người mẹ biên thùy
Trần Thùy Mai
Trăng nơi đáy giếng
Phan Đức Nam
Chuyện ở bến Bà Lụa
Ai Ta Yết Lam
Đêm giao thừa có trăng
Võ Đắc Danh
Rơm rạ dại khờ
 

Thơ

Nguyễn Thị Thùy Linh
Phúc ân; Cảm xúc; Khuya tạnh
Phương Uy
Chiêm bao; Thất bại
Bùi Kim Anh
Ta cạn ta cạn yêu ghét quanh ta
Lê Khánh Mai
Tiếng chuông; Vỡ
Nguyễn Thị Liên Tâm
Khỏa trăng; Chiều cuối thu
Phạm Thị Phương Thảo
Bà nội
Phùng Văn Khai
Hạt giống; Mùa màng
Nguyễn Giúp
Có một vuông trăng; Mùa đông
Thái Hải
Thương quá làng ơi
Nguyễn Trần Khải Duy
Xin không gặp nữa; Ta về
Nguyễn Đăng Khoa
Mình nhớ nhau; Một giai điệu của mưa
Bạch Diệp
Hạt sương; Dấu vết; La Pines
Nguyễn Lãm Thắng
Câu kinh rong chơi; Qua lối cỏ tranh; Một ngày của mẹ
Nguyễn Thế Kiên
Chiếc đèn chai kể chuyện
Phạm Tấn Dũng
Khi bóng chiều rơi
Ngô Bá Hòa
Mảnh vá heo may
Trương Đình Phượng
Trứng mưa
Lâm Bằng
Vá đêm 
 

Bình luận văn nghệ
 
Hoàng Phước Lộc
Về phê bình văn học hôm nay
Quách Hiền
Về một hiện tượng văn học đại chúng: Đam mĩ tiểu thuyết và Fanfiction
Nguyễn Thị Thúy Hạnh
Trào lưu “thơ ca thế hệ thứ ba” ở Trung Quốc
Hoàng Thụy Anh
Hồ Thế Hà đối thoại với thiên nhiên
Thu Sang
Hình tượng trẻ em trong tranh lụa của Nguyễn Phan Chánh
Trần Thị Hồng Hoa
Những nguyên mẫu trong tiểu thuyết Giết con chim nhại của Harper Lee
 

Mĩ thuật, ảnh

Bìa 1:  Phong cảnh xanh - Tranh của Nguyễn Bá Tuấn
Tranh, ảnh, minh họa: Bùi Quang Đức,
Nguyễn Văn Đức, Phạm Minh Hải, Phạm Hà Hải,
Nguyễn Đăng Phú, Vũ Đình Tuấn, PV, Internet.