Thứ Tư, 14/11/2018 12:31

Tạp chí Văn nghệ Quân đội số 905 (cuối tháng 11/2018)

Bạn đọc quan tâm đến nghiên cứu lí luận phê bình văn học thì không thể không biết đến tên tuổi của Lã Nguyên - La Khắc Hòa. Tạp chí VNQĐ số 905 (cuối tháng 11/2018) mở đầu bằng bài trò chuyện cùng chuyên gia hàng đầu về nghiên cứu lí luận phê bình này do Hoàng Đăng Khoa thực hiện, trong không gian Trại viết Tuyên Quang 2018 của Tạp chí VNQĐ.

logo Bạn đọc quan tâm đến nghiên cứu lí luận phê bình văn học thì không thể không biết đến tên tuổi của Lã Nguyên - La Khắc Hòa. Tạp chí VNQĐ số 905 (cuối tháng 11/2018) mở đầu bằng bài trò chuyện cùng chuyên gia hàng đầu về nghiên cứu lí luận phê bình này do Hoàng Đăng Khoa thực hiện, trong không gian Trại viết Tuyên Quang 2018 của Tạp chí VNQĐ.

Phần Văn xuôi giới thiệu bút kí Chiến tranh của Phan Trung Nghĩa, bút kí Đèo xám của Tùng Lâm và các truyện ngắn dự thi: Trong lòng thuyền lõng của Mai Tiến Nghị, Khói hoàng hôn của Tống Phú Sa và Lí lẽ đàn bà của Nguyễn Thị Lê Na.

Trong lòng thuyền lõng vẽ nên bức tranh số phận của những con người trong xã hội hậu chiến. Bức tranh ấy xoáy sâu vào những vênh lệch giữa cá nhân và cộng đồng, vào bi kịch do miệng đời, do bất công xã hội mà trong đó những cá nhân chịu nhiều đau đớn, day dứt là Quán, Cánh và Xoan. Từ biến cố cuộc đời, họ phải cam chịu sống trong sợ hãi, hận thù, lầm lũi, cô đơn, xa cách và hối tiếc gần hết một đời người. Truyện kết thúc nhân văn bằng hình ảnh Cánh trở về ngôi nhà xưa, được nghe tiếng gà mẹ gọi con và hàn gắn với người vợ của mình.

Khói hoàng hôn là câu chuyện về sự cô đơn, lạc lõng của một người cha trong thời kì công nghiệp hoá. Lão Thằn sống với các con trong ngôi nhà ống ở thành phố. Ngày ngày, các con lão đi làm từ tinh mơ đến tối mịt, mình lão với cơ thể già nua, ngày càng suy kiệt, mòn mỏi đối diện với bức tường, với hành lang vắng. Trong xa xôi, lão hướng về ô cửa kính trên gác lửng - nơi hướng tầm mắt về mảng xanh duy nhất trong thành phố. Cứ thế, bao nhiêu kỉ niệm về nơi ấy lại ùa về. Lão nhớ về quê hương bản xứ, về căn nhà đơn sơ ấm áp nơi có người vợ hiền thảo, có những tiếng cười vui vầy của các con, có lối đi giữa hai hàng cây mãn hảo… Bất giác, đôi mắt lão chuồi ra những giọt nước màu tro lạnh…

Lí lẽ đàn bà là truyện ngắn giàu cảm xúc của nhà văn Nguyễn Thị Lê Na đi sâu thể hiện nội tâm yếu mềm của người phụ nữ. Đã có gia đình với con thơ và người chồng hiền lành, tận tụy nhưng người phụ nữ lại tình cờ gặp và nảy sinh tình yêu với người đàn ông khác, người đem lại những cảm xúc lạ thường, những khao khát, rung động chị chưa từng có. Người phụ nữ vừa sống trong sám hối, lo sợ, vừa khao khát, có ý định rơi vào vòng tay của người đàn ông khác ấy. Cho đến khi chồng nghi ngờ và xét nghiệm ADN của đứa con, chị bàng hoàng bừng tỉnh, nhìn lại mái ấm gia đình và tự vấn chính mình…

Những âm hưởng vùng miền khác nhau, những thể loại cùng câu chuyện độc đáo riêng biệt... tất cả làm trang Thơ phong phú, hấp dẫn. Thơ trong những tập thơ là tập Những vàm sông đêm của Nguyễn Thị Ánh Huỳnh và chùm bài tiêu biểu do Hoàng Thị Thu Thủy chọn và giới thiệu.

Góp phần làm nóng, cổ vũ trực tiếp cho cuộc thi truyện ngắn Lửa Mới đang diễn ra trên VNQĐ, phần Bình luận văn nghệ giới thiệu bài tổng thuật buổi toạ đàm Đi tìm truyện ngắn hay trong khuôn khổ Trại viết Tuyên Quang 2018. Các bài viết của các tác giả Hồ Anh Thái, Nguyễn Đình Minh Khuê, Nguyễn Thế Hùng, Lê Thế Quân, Đoàn Minh Tâm cũng góp phần làm nên tính sinh động học thuật của phần Bình luận văn nghệ số này.

Tạp chí VNQĐ số 905 (cuối tháng 11/2018) dày 120 trang với nhiều tranh, minh hoạ đẹp, dự kiến phát hành trên cả nước ngày 20/11/2018. Mời quý vị đón đọc.

 
46190037 726482817730983 6096636249093701632 n

Văn

Hoàng Đăng Khoa
PGS.TS La Khắc Hòa: Tôi gọi phê bình là khảo cổ học văn bản
Mai Tiến Nghị
Trong lòng thuyền lõng
Phan Trung Nghĩa
Chiến tranh
Tùng Lâm
Đèo xám
Tống Phú Sa
Khói hoàng hôn
Nguyễn Thị Lê Na
Lí lẽ đàn bà
 

Thơ
 
Bình Nguyên Trang
Bài hát về cây sen đá; Tìm; Cúi lạy quê nhà
Trần Đăng Huấn
Với Sa Giang; Mau về sông Hạc đi em
Trần Quang Đạo
Trăng mười bốn; Đường mưa; Nhìn xuống sông Bằng
Đỗ Thượng Thế
Với đàn voọc chà vá chân nâu trên bán đảo Sơn Trà;
Rót chiều Nam Phước; Về nhánh san hô chết
Lương Đình Khoa
Tình ca tháng Mười; Tình trà
Lê Thanh My
Tháng Mười một
Lương Kim Phương
K và những dạ khúc
Vũ Thanh Hoa
Chênh chao
Vũ Thị Huyền Trang
Bầy cừu
Nguyễn Cường
Mơ ngày về trong đêm mưa
Nguyễn Hải Yến
Bù nhìn
Nguyễn Thấn
Về làng
Người Biên Tập
Ngôn ngữ của thơ
Hoàng Thị Thu Thủy
Thơ của người đàn bà miền Nam gốc đước
(Đọc Những vàm sông đêm của Nguyễn Thị Ánh Huỳnh)    

 
Văn học nước ngoài


Jang Seoknam
Người soát vé - di tích cổ xưa; Thưởng trà bằng cách nào đó 16 tháng 4; Nhiệm vụ; Nương náu nơi đàn chim; Sự thật hoa mẫu đơn; Đeo mặt nạ (Mộc Lâm dịch từ bản tiếng Anh của Jake Levine và Hyeji Choi)

 
Bình luận văn nghệ

 
P.V
Đi tìm truyện ngắn hay
Nguyễn Đình Minh Khuê
Đứng yên và chuyển động
Nguyễn Thế Hùng
Nghiên cứu thể loại như là phương pháp nghiên cứu tiến trình văn học
Đoàn Minh Tâm
Người không có mặt ở Stockholm
Lê Thế Quân
Nghệ nhân và Margarita - từ cuộc đời đến trang viết
Hồ Anh Thái
Cưỡng lại hoàn cảnh

 
Mĩ thuật, ảnh


Bìa 1: Thơ ấu - tranh của Đỗ Phấn
Tranh, ảnh, minh họa:  Lê Trí Dũng, Bùi Trọng Dư,
Bùi Tiến Tuấn
, Chiết Tô, PV, Internet.