Chấp hành chỉ thị của Trung ương, ngày 10/12/1945, Xứ ủy Nam Bộ triệu tập Hội nghị mở rộng tại Đức Hòa (Long An) thành lập Uỷ ban Kháng chiến miền Nam (thay Uỷ ban Kháng chiến Nam Bộ), bàn biện pháp thống nhất các LLVT, chia Nam Bộ thành 3 chiến khu, trong đó có Chiến khu 8 và Chiến khu 9 gồm 15 tỉnh lúc bấy giờ. Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, thống nhất đất nước, để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới, Quân khu 8 và Quân khu 9 (tên gọi lúc đó) sáp nhập thành Quân khu 9 hiện nay trên địa bàn 12 tỉnh, thành phố.
Để bạn đọc hiểu rõ hơn truyền thống đấu tranh anh dũng, kiên cường cũng như trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của quân dân ĐBSCL nói chung, LLVT Quân khu 9 nói riêng, Tạp chí Văn nghệ Quân đội có cuộc trao đổi với Thiếu tướng Hồ Văn Thái, Bí thư Đảng uỷ, Chính uỷ Quân khu 9.
Bài trò chuyện mang tên Xây dựng “thế trận lòng dân” để bảo vệ vững chắc vùng đất Tây Nam Tổ quốc sẽ mở đầu Tạp chí VNQĐ số 990.
Phần Văn xuôi với các truyện ngắn: Chuyện hai người thượng sĩ của Hồ Tĩnh Tâm, Trong lòng đất của Đặng Chương Ngạn, Về lưng chừng gió của Cao Nguyệt Nguyên.
Chuyện hai người thượng sĩ là những cảm xúc, rung động và sự ngưỡng mộ đẹp đẽ mà hai người lính dành cho nhau. Bắt đầu từ những trải nghiệm gian khổ trong huấn luyện, những bước tiến trong công việc và hơn hết là tinh thần trách nhiệm của người lính, sự sẻ chia đồng cảm giữa những người đồng đội với nhau. Tình yêu trai gái đến một cách tự nhiên và giản dị như thế…
Trong lòng đất đem đến một là một câu chuyện gợi nhiều suy ngẫm và xúc động. Đó không chỉ đơn thuần là những ngổn ngang, bộn bề, khúc mắc trong đời sống, trong công việc của những người sống ở hiện tại. Lịch sử đã qua nhưng những gì lịch sử để lại rất cần chúng ta thấu hiểu. Trong lòng đất kia còn có biết bao câu chuyện vẫn đang khuất lấp.
Về lưng chừng gió khắc họa số phận éo le, bất hạnh của những người phụ nữ vì cả tin, vì hoàn cảnh mà phải chôn vùi đời sống vĩnh viễn nơi đất khách quê người. Hào là nhân vật điển hình. Bị giằng xé giữa tình mẫu tử, sự thù hận, nỗi nhớ cố hương, nhiều khi Hào không biết mình phải đấu tranh hay chấp nhận.
Bút kí Phận cỏ của của Trương Chí Hùng thể hiện tình cảm với những người làm nghề bán cỏ, bó chổi ở miền Tây.
“Truyện ngắn hay tác giả tự chọn” giới thiệu truyện ngắn Tiếng trăng của nhà văn Lê Minh Hà.
Phần Thơ với sự tham gia của các tác giả: Đỗ Trọng Khơi, Vi Thùy Linh, Bùi Sỹ Hoa, Fan Tuấn Anh, Lê Na, Nguyễn Hoàng Phương Uyên, Trần Lê Anh Tuấn, Bùi Thế Đức, Trúc Phùng, Lê Tuyết Lan, Võ Văn Luyến, Lữ Hồng, Trần Kim Hoa.
Sự đa dạng trong đề tài, đa thanh, đa sắc trong giọng điệu, hình ảnh, ngôn ngữ chính là điểm mạnh của phần thơ số này.
Cuộc thi thơ tiếp tục ghi nhận những tác phẩm ấn tượng, có chiều sâu và đề tài phong phú. Bên cạnh những thi phẩm dạt dào cảm hứng về lịch sử đất nước, chiến tranh người lính là những suy tư về thế sự, tình yêu đôi lứa, tình yêu con người và những rung cảm đặc biệt trước đời sống… Cùng với sự vận động của đời sống, thơ ca hôm nay luôn mang đến những hơi thở tươi mới, trẻ trung nhưng cũng nhiều sâu lắng và trăn trở.
“VNQĐ giới thiệu” là chân dung tác giả Mai Diệp Văn cùng chùm thơ ấn tượng của chị.
Phần Bình luận văn nghệ có sự góp mặt của các tác giả: Trần Thị Minh Tâm, Thái Phan Vàng Anh, Lê Thị Hường, Nguyễn Khắc Phê, Trịnh Đặng Nguyên Hương, Lê Hữu Trúc, Phạm Vân Anh.
Một thị trường văn học sôi động là bài viết đưa ra những vấn đề rất đáng suy ngẫm của đời sống văn học trong thời kì công nghệ số.
Cùng với những thay đổi trong quan niệm về các hệ giá trị, những cách tiếp cận đa dạng về cuộc sống, con người, văn học Việt Nam thời kì Đổi mới đã chạm đến các giá trị nhân văn hiện đại. Chân dung con người trong các tác phẩm văn học cũng ngày càng đa dạng, phong phú. Bài viết Giá trị nhân văn mới trong tiểu thuyết Việt Nam đầu thế kỉ XXI sẽ có những luận bài sâu sắc và xác đáng.
Giữa điệp trùng biên giới, tôi đã gặp nhân vật của mình là bài viết thú vị về hành trình sáng tác trường ca Sa mộc của nhà thơ Phạm Vân Anh.
Cũng trong phần này, chúng ta sẽ đọc và gặp những bài viết, những nhân vật, những nghiên cứu thú vị và sâu sắc về các vấn đề đáng quan tâm của văn học nghệ thuật hôm nay.
Tạp chí VNQĐ số 990 dày 120 trang dự kiến sẽ phát hành ngày 5/6/2022. Thân mời các bạn đón đọc!
Văn
P.V
Thiếu tướng Hồ Văn Thái - Chính ủy Quân khu 9:
Xây dựng “thế trận lòng dân” để bảo vệ vững chắc vùng đất Tây Nam Tổ quốc
Hồ Tĩnh Tâm
Chuyện hai người thượng sĩ
Trương Chí Hùng
Phận cỏ
Lê Minh Hà
Tiếng trăng
Đặng Chương Ngạn
Trong lòng đất
Cao Nguyệt Nguyên
Về lưng chừng gió
Thơ
Đỗ Trọng Khơi
Người làng; Ngỏ lời
Vi Thùy Linh
Sợi tóc; Soi gương
Bùi Sỹ Hoa
Theo lối cỏ may; Đầy tay nâng
Fan Tuấn Anh
Đoản khúc số 224
Lê Na
Trưa ấy Đồng Giang; Rượu đêm Đèo Ảng; Viết cho đá Hà Giang
Nguyễn Hoàng Phương Uyên
Vết cắt
Trần Lê Anh Tuấn
Người làm gốm; Sông Thạch Thảo
Bùi Thế Đức
Nhớ mẹ chiều đông
Trúc Phùng
Đợi mùa Pơ thi
Lê Tuyết Lan
Đất mẹ
VNQĐ giới thiệu thơ Mai Diệp Văn
Ngày mai họ đi; Sau mưa; Đồng hồ
Võ Văn Luyến
Đêm mơ về Huế và em; La Bằng ơi!; Mùa tình nhân
Lữ Hồng
Phía trong thành phố; Ngày mai
Trần Kim Hoa
Những mùa sen những mùa sen; Tây Nguyên; Nắng
Bình luận văn nghệ
Trần Thị Minh Tâm
Một thị trường văn học sôi động
Thái Phan Vàng Anh
Giá trị nhân văn mới trong tiểu thuyết Việt Nam đầu thế kỉ XXI
Lê Thị Hường
Chiến tranh, dịch bệnh và sinh tồn
Nguyễn Khắc Phê
Thái Bá Lợi nửa thế kỉ trên đường văn
Trịnh Đặng Nguyên Hương
Món quà văn học cho thiếu nhi thời Covid
Lê Hữu Trúc
Vai trò của tưởng tượng trong kiến trúc
Phạm Vân Anh
Giữa điệp trùng biên giới, tôi đã gặp nhân vật của mình