Chuyện những người nơi tuyến đầu chống dịch

Thứ Hai, 06/06/2022 00:04

. NGUYỄN NGUYÊN KHÁNH

Ngay từ những ngày đầu năm 2021 Đảng, nhà nước và Chính phủ đã nhận định bệnh dịch Covid - 19 sẽ còn nhiều diễn biến phức tạp và nguy cơ bùng phát dịch ở các đô thị lớn là rất cao nên những kế hoạch, những “kịch bản” để ngăn chặn bệnh dịch quái ác này đã được bàn tính kỹ. Thực hiện quyết định của Thủ trưởng Bộ Quốc phòng về việc tăng cường cán bộ Y bác sỹ trong toàn quân tiếp viện các tỉnh thành miền Nam, theo đó đã triển khai Bệnh viện dã chiến Truyền nhiễm số 5D tại khu Ký túc xá trường ĐHQG TPHCM tại thành phố Dĩ An (Bình Dương) để thu dung, cấp cứu, điều trị Bệnh nhân Covid - 19.

Ban Giám đốc và các đồng chí nữ quân nhân Bệnh viện DCTN5D, chụp ảnh lưu niệm cùng phóng viên TTPTHQĐ, Báo Thanh Niên.

Các lực lượng Quân y trong toàn quân cụ thể là lực lượng Quân y của Tổng cục Hậu cần, Cục Quân y, Học viện Quân y, Viện YHCT Quân đội, Quân khu 1, Quân khu 2, Quân khu 3, Quân khu 7. Đặc biệt là sự chỉ đạo sát sao, liên tục, thường xuyên của Ban chỉ đạo phòng chống Covid 19 phía Nam của Bộ Quốc phòng, với sự đầu tư thiết bị y tế, máy thở chức năng cao, máy trợ thở oxy dòng cao HFNC, hệ thống oxy lỏng với 200 đầu họng, 2 bình oxy lỏng 20m3, gần 2000 giường điều trị... của cục Quân y và Tp Hồ Chí Minh, khi có quyết định quy mô sử dụng giường từ 500 lên 1000 và 1500 giường.

Cùng với sự vào cuộc của toàn hệ thống chính trị, các Ban ngành, Đoàn thể, và sự tin yêu, đùm bọc của nhân dân các tỉnh thành phía Nam với lực lương Quân đội nhân dân đã từng bước đẩy lùi và hạn chế sự lây lan trong cộng đồng.

Quân y Viện 105 (Tổng cục Hậu cần) do Đại tá BS chuyên khoa 2, Phó Giám đốc Nguyễn Văn Chinh làm Giám đốc Bệnh viện DCTN số 5D với 43 Bác sỹ, y sỹ , điều dưỡng và nhân viên kỹ thuật chỉ huy đoàn quân “Nam tiến” với tinh thần trách nhiệm cao và nghĩa vụ của người lính với đất nước trong những ngày thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Bình Dươngđang cao điểm ở “đỉnh dịch”: Số người bệnh tử vong cao, số ca lây nhiễm tăng kỷ lục... được cập nhật thường xuyên, liên tục trên các phương tiện thông tin truyền thông cả nước. Bản thân đồng chí Đại tá Nguyễn Văn Chinh có được sự ủng hộ, động viên thấu hiểu và chia sẻ rất lớn từ hậu phương gia đình, vì gia đình anh các thành viên hiện nay đều công tác trong quân đội, một người con của anh đang là học viên cao học tại Học viện Quân y cũng tham gia các tổ đội chống dịch tại TP Hồ Chí Minh.

Bên cạnh đó là sự quan tâm, động viên của thủ trưởng Tổng cục, Cục Quân y, Ban Giám đốc Bệnh viện Quân y 105 và sự tin cậy của đội ngũ các bộ chiến sỹ trong đơn vị về một bác sỹ chuyên ngành truyền nhiễm với trình độ, năng lực cao, tâm đức trong sáng. Bên cạnh những thuận lợi nói trên thì Đoan công các cũng có nhiều khó khăn như phải cơ động xa, vận chuyển 1 khối lượng vật chất lớn, Bệnh viện DCTN được bố trí trong các khu ký túc xá sinh viên không phù hợp với bệnh viện như cầu thang bộ, hẹp khó khăn trong việc di chuyển máy móc, thiết bị, khó khăn trong việc triển khai bố trí các phòng chuyên môn theo quy mô của bệnh viện dã chiến, thành phố Thủ Đức (tp HCM) và tp Dĩ An (tỉnh Bình Dương) là vùng tâm dịch với mật độ F0 và số ca nhập viện cao nhất cả nước… để đáp ứng yêu cầu Thủ trưởng Bộ Quốc phòng đã liên tục điều chỉnh quy mô giường điều trị từ 500 lên 1000 rồi 1500 giường để đáp ứng nhu cầu thu dung, điều trị.

Bố tạm biệt con gái vào chi viện cho miền Nam chống dịch. Ảnh: Vũ Thành Duy

Đối tượng khám sàng lọc, điều trị phức tạp, người dân tộc thiểu số, người ngoại tỉnh thuê trọ, người mắc bệnh lý nền, người vô gia cư, người mắc bệnh xã hội, người rối loạn tâm thần... Công tác bảo đảm hậu cần dù được sự quan tâm của thủ trưởng Bộ Quốc phòng nhưng vẫn còn nhiều bất cập trong việc cung cấp thực phẩm cho cán bộ chiến sỹ. Lực lượng quân sự phía Nam gồm lực lượng dân quân tự vệ, tân binh của các đơn vị phối thuộc nên nhận thức về công tác phòng chống bệnh còn hạn chế.

Nhưng vượt qua tất cả những khó khăn, bất cập nêu trên. Quán triệt và tổ chức phong trào thi đua đặc biệt của QUTW - BQP . Quân đội cùng cả nước thi đua chung sức đồng lòng cùng nhân dân cả nước phòng chống và chiến thắng đại dịch Covid -19. Quán triệt ý kiến của thủ trưởng Bộ Quốc phòng: Chúng ta vào đây, chúng ta phải thắng, không thắng không về.

Trong 99 ngày đêm cán bộ, chiến sỹ CNV của Bệnh viện Dã chiến Truyền nhiễm số 5D cùng nhân dân và lực lượng vũ trang tpHCM và tỉnh Bình Dương luôn sát cánh bên nhau chiến đấu và chiến thắng đại dịch. Đây là là cuộc chiến chưa có tiền lệ, từ lãnh đạo chỉ huy đến cán bộ chiến sỹ đều rút kinh nghiệm sau từng ca điều trị. Một cuộc chiến không có tiếng súng, không rõ quân địch, không phân chiến tuyến... chỉ có tiếng máy Monitor, tiếng máy thở nhưng mức độ khốc liệt, bi tráng không hề kém những cuộc chiến thông thường khác. Sau 99 ngày đêm, chúng tôi đã trở thành những người bạn thân thiết của nhau. Chúng tôi cùng nhau trải qua những cung bậc cảm xúc, từ lo lắng, mất ngủ thâu đêm, động viên nhau bình tĩnh trước những thông tin về con số tử vong liên tục tăng cao...Dù có lúc tp HCM tăng đến 10.000 ca nhiễm, hơn 300 ca tử vong mỗi ngày khiến cho chúng tôi phải lo lắng, phải gồng mình. Những ca trực với đầy đủ anh em Quân y đến từ các đơn vị trong toàn quân như : BV Quân y 105 ( Tổng cục Hậu cần) BV Quân y 103, BV Quân y 109, BV Quân y 110, BV Quân y 7, BV THCT QĐ....vẫn đoàn kết, nắm chặt tay nhau, giữ chặt đội hình, thương yêu động viên nhau, không ai bi quan chán nản. Đại tá Nguyễn Văn Chinh chia sẻ với chúng tôi như vậy.

N.N.K

VNQD
Thống kê