- Tạp chí Văn nghệ Quân đội số 829 (cuối tháng 9/2015) được mở đầu bằng bài đối thoại giữa phóng viên tạp chí với đồng chí Lê Minh Hoan, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp, nhân chào mừng Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh này lần thứ X. Cuộc trò chuyện thân mật giúp bạn đọc có một thoáng nhìn gần đối với vùng đất cách mạng trung dũng, kiên cường, “đi trước về sau”, “tường đồng vách sắt” trong các cuộc chiến tranh vệ quốc hôm qua và đang tiến vững chắc trong công cuộc đổi mới hôm nay.
Phần Văn xuôi giới thiệu ghi chép Bửu bối của dòng họ của Phan Trung Nghĩa, các truyện ngắn Hoa trên đá núi của Nguyễn Luân, Cơn tỉnh thức của Lê Vũ Trường Giang và Câu chuyện lúc mờ sáng của Hùng Lý.
Hoa trên đá núi là câu chuyện với cái kết đầy thương tâm về một người đàn bà miền núi vốn dĩ đã héo hon vì nỗi khổ ăn mòn. Ngày đưa ma nàng, đá núi cứ nở rực những bông hoa đỏ như máu, như nỗi đau tình phụ và oan khiên của nàng chết xuống tuyền đài vẫn không thể nguôi tan…
Cơn tỉnh thức là truyện ngắn lịch sử, với bút pháp huyền ảo, kĩ thuật tự sự hiện đại, mở khép khép mở cơn tỉnh thức của một chàng trai mơ mình lạc vào buổi sáng ấy, năm 1774, giữa phế tích thành lũy, trong bộ áo lính trận vấy máu và làm dơ những tiếng cười của gió. Bên dưới từng trang sử chỉ chuộng màu hồng là những xót xa, bẽ bàng cứ đòi quyền lên tiếng…
Câu chuyện lúc mờ sáng là cuộc tương ngộ bất đắc dĩ, không thể ngờ giữa hai người cựu chiến binh đánh Mĩ ở xứ sở cách xa Tổ quốc vạn dặm. Một câu chuyện bao nhiêu năm như cái nút cộm thắt ruột gan tâm trí của người lính già đã có cơ hội để cởi phơi. Quá khứ không thể đùa bỡn, dù đau thương nhưng vẫn là niềm tự hào của những ai đã từng đi qua nó…
Phần Thơ số này là những suy tư về Tổ quốc, về chiến tranh và người lính, về những không gian lịch sử - văn hóa của các tác giả tham gia dự thi Thơ Tạp chí Văn nghệ Quân đội 2015-2016.
“Thơ trong những tập thơ” là tác phẩm Dặm xa tìm về của Nguyễn Thanh Kim và chùm bài tiêu biểu do Đoàn Văn Mật chọn và giới thiệu.
Trang Văn học nước ngoài giới thiệu truyện ngắn Gregor Samsa yêu của tiểu thuyết gia nổi tiếng thế giới Haruki Murakami do Hiếu Tân chuyển ngữ.
Phần Bình luận văn nghệ có sự góp mặt ấn tượng của các tác giả Bình Nguyên, Mai Nam Thắng, Lê Trà My, Vũ Hoàng Hạnh, Đỗ Phấn.
Quán văn tháng 9 là cuộc trò chuyện thú vị giữa nhà văn Đỗ Tiến Thụy và nhà thơ Nguyễn Thúy Quỳnh.
Tạp chí Văn nghệ Quân đội số đặc biệt 829 (tháng 9/2015) dày 120 trang với nhiều tranh, minh họa đẹp, dự kiến sẽ ra mắt bạn đọc cả nước ngày 22/9/2015. Mời quý vị đón đọc.
Văn
Phùng Văn Khai
Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp Lê Minh Hoan:
Đằng sau con số là những con người
Nguyễn Luân
Hoa trên đá núi
Phan Trung Nghĩa
Bửu bối của dòng họ
Lê Vũ Trường Giang
Cơn tỉnh thức
Hùng Lý
Câu chuyện lúc mờ sáng
Thơ
Hữu Nhân
Viết cho ngày nhuận một giây; Về Phú Hiệp
Ngô Thanh Vân
Những cánh rừng im lặng; Đêm biên giới
Khúc Quốc Ân
Dòng sông thuở lên mười; Câu thơ biên ải; Bóng về
Nguyễn Khắc Huyền
Từ ngày anh hi sinh; Chung một nỗi
Đặng Cương Lăng
Khoảng trống và ta; Những chơi vơi; Bất chợt Hạ Long
Đoàn Văn Mật
Thơ Nguyễn Thanh Kim và sự ngóng ngùi của miền thức
(giới thiệu tập thơ Dặm xa tìm về của Nguyễn Thanh Kim)
Hoàng Anh Tuấn
Bù nhìn; Cám; Chơi ô ăn quan
Lê Miên Ca
Cung nhạc bình yên; Buổi chiều với hoa cà phê trắng;
Gieo mình xuống đi
Phan Tùng Sơn
Đối thoại chuyển mùa; Phố đã lên đèn mà em đã em chưa
Lê Thị Minh Thu
Thu chớm; Niềm đau và nước mắt
Đoàn Trọng Hải
Góc khuất; Bóng mình trước mặt
Đào Quốc Minh
Nhật kí
Vũ Thị Huyền Trang
Những ngày ốm
Nguyễn Thanh Mừng
Tổ quốc phía hừng đông
Văn học nước ngoài
Haruki Murakami
Gregor Samsa yêu (Hiếu Tân dịch)
Bình luận văn nghệ
Bình Nguyên
Về vấn đề hư cấu và giải thiêng trong tiểu thuyết lịch sử
Mai Nam Thắng
Về một sự hi sinh của thơ chống Mĩ
Lê Trà My
Trở về với bản thể nữ (qua trường hợp Y Ban)
Vũ Hoàng Hạnh
Nghe vị mặn trong Thời gian không im lặng
Đỗ Phấn
Sao lại là văn chương?
Quán văn
Đỗ Tiến Thụy
Nhà thơ Nguyễn Thúy Quỳnh: Cách tốt nhất để “gửi” quê hương đi xa