Tạp chí Văn nghệ Quân đội số 822 (đầu tháng 6/2015)

Thứ Hai, 01/06/2015 09:00

logo VNQD Tạp chí Văn nghệ Quân đội số 822 (đầu tháng 6/2015) mở đầu bằng bài đối thoại giữa phóng viên tạp chí và ông Lê Như Tiến - Đại biểu Quốc hội khóa XII, XIII, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội - xoay quanh câu chuyện văn hóa, giáo dục - câu chuyện đang thu hút nhiều quan tâm chú ý của dư luận xã hội . 

Nhân kỉ niệm 90 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2015), tạp chí số này giới thiệu bài viết Hướng tới một nền báo chí vì công chúng của PGS, TS. Đỗ Chí Nghĩa.
 
Phần Văn xuôi giới thiệu ghi chép Từ Sơn Trà đến Cồn Cỏ, Lý Sơn của Uông Triều và các truyện ngắn Con nước Rạch Cùng của Vũ Thiên Kiều, Chữ Nghĩa của Phạm Hữu Hoàng và Nở một nụ cười của Phong Điệp.  
 
Con nước Rạch Cùng là câu chuyện dung dị nhưng giàu chất thơ, rưng rưng xúc cảm về những người trẻ Nam Bộ, những con người ngập đầy trong ánh mắt là cả biển cả trời và cả sức sống, hương tình. Con nước Rạch Cùng cứ thủy chung bồi đắp phù sa cho những quầy dừa no căng hơn, ấy vậy mà phận người nơi đây vẫn cứ lam lũ, trầy trượt. 
 
Chữ Nghĩa là truyện ngắn đề tài, cảm hứng lịch sử nhưng hiện đại, khơi vẫy những đối thoại về đạo lí, nghĩa đời, tình thầy trò… Đời người như bóng câu, công danh chỉ là giấc phù hoa. Chữ Nghĩa cao sâu, vời vợi. Biết giữ mình, sống đúng với lời thánh nhân là cách thế khả dĩ để con người ta tự tin kiêu hãnh làm người.
 
Nở một nụ cười với giọng giễu nhại, tình huống hấp dẫn, mở ra căn bệnh trầm uất mãn tính của một thế hệ cử nhân, thạc sĩ vật vờ đi tìm việc. Nhân vật nữ chính là một master, giữa cơn stress kéo dài, cô được nhận vào một công ty để làm cái công việc kì khôi là nở nụ cười và gật đầu chào khách hàng. Và đời cô chính thức mang tên bi kịch. 
 
“Truyện ngắn hay tác giả tự chọn” kì này là Giữa cơn mưa trắng xóa của nhà văn Niê Thanh Mai. Đây là câu chuyện đầy ám ảnh, buồn miên man về thân phận những cô gái Tây Nguyên lạc phố.  
 
Phần Thơ số này là những thi phẩm suy tư về Tổ quốc, về chiến tranh và người lính, về những không gian lịch sử - văn hóa chủ yếu của các tác giả tham gia dự thi Thơ Tạp chí Văn nghệ Quân đội 2015-2016.
 
Nhân vật của “Văn nghệ Quân đội giới thiệu” kì này là Chiêu Anh Nguyễn, một nữ tác giả giàu nội lực, cá tính thơ đến từ thành phố Hồ Chí Minh.  
 
Phần Bình luận văn nghệ có sự góp mặt ấn tượng của các tác giả Lê Thị Hường, Trần Nho Thìn, Vũ Bình Lục, Phạm Vân Anh, Lê Thanh Nga, Phùng Gia Thế, Bùi Thanh Minh.    
 
Tạp chí Văn nghệ Quân đội số 822 (đầu tháng 6/2015) dày 120 trang với nhiều tranh, minh họa đẹp, sẽ ra mắt bạn đọc cả nước ngày 5/6/2015. Mời quý vị đón đọc.

 


Văn
Hoàng Đăng Khoa
Đại biểu Quốc hội Lê Như Tiến: Đang có sự lệch chuẩn trong thực hành và thụ hưởng văn hóa
Đỗ Chí Nghĩa
Hướng tới một nền báo chí vì công chúng
Vũ Thiên Kiều
Con nước Rạch Cùng
Uông Triều
Từ Sơn Trà đến Cồn Cỏ, Lý Sơn
Phạm Hữu Hoàng
Chữ Nghĩa
Phong Điệp
Nở một nụ cười
Niê Thanh Mai
Giữa cơn mưa trắng xóa
  

Thơ
Dương Đức Khánh
Sông thức; Nợ làng
Lê Hòa
Chân trời trắng; Vẫn mê
Ngô Thanh Vân
Tháng bảy mùa này trên bazan; Đất đỏ  
Phan Trung Thành
Viết cho người yêu khi nội soi xong; Bông ổi  
Nguyễn Thị Thùy Linh
Cõi xưa; Chùa cổ  
Đoàn Trọng Hải
Về những chuyến xe; Chị tôi  
Nguyễn Việt Chiến
Mưa Đồng Lộc, gió Truông Bồn; Trước Tháp Bà Ponaga; Vẽ  
Nguyễn Minh Đức
Chiếc ba lô kể chuyện; Nước mắt đàn ông  
Phan Tùng Sơn
Viếng mộ bà giữa mùa chim tu hú; Ca dao cho em  
Đàm Lam
Chỉ còn lại những câu thơ  
Lưu Tuấn Kiệt
Kéo máy bơm xăng ở Cổng Trời; Ngày mưa trên cao điểm  
Trần Ngọc Tố Thơ
Ám ảnh; Đêm mẹ không ngủ  
Phùng Trung Tập
Trở gió; Đêm phục kích; Trên bến đò quê  
Bùi Tuyết Mai
Cánh đồng; Làng tôi  
VNQĐ
Giới thiệu tác giả Chiêu Anh Nguyễn  
  

Bình luận văn nghệ
Lê Thị Hường
Tản văn nữ - diện mạo và triển vọng  
Trần Nho Thìn
Nhìn lại mối quan hệ giữa vănđạo  
Vũ Bình Lục
Những gì còn lại sau ngôn từ  
Phạm Vân Anh
Biên giới – một khúc tình ca  
Lê Thanh Nga
Góc nhỏ chiến tranh trong một truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu  
Phùng Gia Thế
Chạm khắc vào lịch sử  
Bùi Thanh Minh
Người giữ hồn làng  

VNQD
Thống kê