Tạp chí Văn nghệ Quân đội số 830 (đầu tháng 10/2015)

Chủ Nhật, 04/10/2015 16:13
logo VNQD - Tạp chí Văn nghệ Quân đội số 830 (đầu tháng 10/2015) được mở đầu bằng bài đối thoại giữa phóng viên tạp chí với Thiếu tướng Nguyễn Doãn Anh – Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội trong không khí vương vấn cờ hoa của những ngày lễ lớn của đất nước. Cuộc trò chuyện chân tình, cởi mở giúp chúng ta hình dung bản anh hùng hào sảng của thế hệ đi trước và sự tiếp nối truyền thống anh hùng “Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh” của những chiến sĩ có vinh dự làm nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc hôm nay.

Phần Văn xuôi giới thiệu tùy bút Tương Mai xưa của Nguyễn Bảo Sinh, bút kí Những cánh sóng thầm lặng của Lý Hữu Lương, các truyện ngắn Làng cuối dòng kinh của Dương Đức Khánh, Người viết lời thơ điếu của Kim Chuông, Seo Li của Chu Văn Nghiêm và Cắt của Hồ Anh Thái.

Truyện ngắn Làng cuối dòng kinh đưa ta về với một làng quê yên bình của mảnh đất Nam Bộ, nơi có những căn nhà, mái lều lá nhỏ bé, mấp mô dọc bên dòng kênh, ở đó có những con người còn nhiều lam lũ, thiếu thốn về vật chất nhưng tâm hồn lại giàu đậm nghĩa tình sắt son, sự sẻ chia và yêu thương cộng đồng. Giọng điệu vừa mượt mà, vừa hài hước, phương ngữ Nam Bộ tạo nên sự dí dỏm và sâu sắc của câu chuyện.

Người viết lời thơ điếu là truyện ngắn viết về đề tài chiến tranh với  lối kể chuyện sinh động. Câu chuyện kể về cậu bé tên Vách và cô bé tên Len, trong đau thương mất mát và chia li của chiến tranh, họ đã được đôi vợ chồng nghèo cưu mang, nuôi nấng. Vách lớn lên thành một chàng trai khỏe mạnh, gan dạ, anh tham gia vào đội quân vệ quốc và gửi lời nhắn nhủ, hẹn thề thiêng liêng tới người em. Len cũng tham gia vào đội hỏa tuyến lúc tuổi trăng tròn. Chiến tranh qua đi, hòa bình lập lại, người chiến sĩ đặc công nước nằm lại chiến trường, chỉ còn người phụ nữ vẫn mãi giữ nỗi nhớ thương và lời hẹn thề năm xưa…

Truyện ngắn hay tác giả tự chọn Seo Li lại đưa ta khám phá không gian miền núi Mù Căng Chải, với câu chuyện có thực về những nhân vật sinh sống và làm việc nơi rẻo cao này.

Với giọng kể vừa bình thản vừa giễu nhại, châm biếm, tác giả Hồ Anh Thái đã dựng lại thực trạng bi hài ở Ấn Độ trong truyện ngắn Cắt. Ngày Thiếu nhi toàn quốc, thay vì được tới trường, được ra đường vui chơi, nhận quà… thì lũ trẻ bị nhốt trong nhà, đến cả những thanh niên mới lớn cũng nơm nớp lo sợ khi đi ra đường. Nguyên do từ một phong trào duy ý chí được coi là hướng đến một cuộc sống giàu có, văn minh, tiến bộ của đảng Quốc Đại, kiên quyết triệt sản tất cả những đàn ông nào đã có vợ và có con để giảm tỉ lệ sinh đẻ của đất nước này.

Phần Thơ số này là những suy tư về Tổ quốc, về chiến tranh và người lính, về những không gian lịch sử - văn hóa của các tác giả tham gia dự thi Thơ Tạp chí Văn nghệ Quân đội 2015-2016.

Gương mặt của “Văn nghệ Quân đội giới thiệu” kì này là tác giả Trần Văn Lợi, một tác giả có những dấu ấn và phong cách thơ khá đặc sắc.

Phần Bình luận văn nghệ có sự góp mặt ấn tượng của các tác giả Phùng Văn Khai, Sương Nguyệt Minh, Lưu Thanh, Văn Giá, Nghiêm An, Tô Nhuận Vỹ, Cao Thị Hồng và Khánh Hiển.

Tạp chí Văn nghệ Quân đội số 830 (đầu tháng 10/2015) dày 120 trang với nhiều tranh, minh họa đẹp, dự kiến sẽ ra mắt bạn đọc cả nước ngày 6/10/2015. Mời quý vị đón đọc.

 
830


Văn
Nguyễn Xuân Thủy
Thiếu tướng Nguyễn Doãn Anh – Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội: Khơi dậy niềm tự hào Người chiến sĩ Thủ đô
Dương Đức Khánh
Làng cuối dòng kinh
Nguyễn Bảo Sinh
Tương Mai xưa
Kim Chuông
Người viết lời thơ điếu
Lý Hữu Lương
Những cánh sóng thầm lặng
Chu Văn Nghiêm
Seo Li
Hồ Anh Thái
Cắt


Thơ
Thai Sắc
Sương lá; Hoa mưng rụng
Nguyễn Hoa
Thành phố tôi đang sống; Trên biển
Lưu Thị Bạch Liễu
Nhớ biển; Những khay rau ở đảo Đá Nam
Hoàng Vũ Thuật
Niềm vui thật thà; Có những điều dường như là thói quen
Nguyễn Hồng
Viết trong ngày giỗ cha; Nhớ chị
Ngô Kim Đỉnh
Nhớ núi, nhớ người; Phiên gác đêm trăng; Một cuộc lên đường
Đinh Ngọc Diệp
Trăng muộn
Thụy Anh
Chùm siren thứ nhất; Mặt nạ; Tro tàn êm ái
Trần Huy Minh Phương
Côn Đảo; Gáo Giồng; Miên man Đồng Tháp
Trần Võ Thành Văn
Địa đạo Củ Chi; Khúc trăng
Trần Thế Vinh
Hà Nội ga Hàng Cỏ & tôi; Hai mươi lăm năm giỗ chị
VNQĐ
Giới thiệu tác giả Trần Văn Lợi
Nguyễn Đăng Khương
Xa; Cùng bóng quế; Múa lửa
Kiều Duy Khánh
Tiếng sẻ thưa dần


Bình luận văn nghệ
Phùng Văn Khai
Sáng trong Đồng Tháp xứ Sen hồng
Sương Nguyệt Minh
Cảm hứng nhân đạo của văn học tiễu trừ cái xấu, cái ác
Lưu Thanh
Tiếp tục xây dựng văn học Việt Nam trong thời kì mới dựa trên nền tảng mĩ học Marxist
Văn Giá
Một kiểu nhà báo - nhà văn chiến tranh
Nghiêm An
Sông - trạng thái phôi pha trong thơ Trúc Thông
Tô Nhuận Vỹ
Thực tế đời sống và nhân vật trong Dòng sông phẳng lặng
Cao Thị Hồng
Diễn ngôn thế sự, đời tư trong truyện ngắn Lê Minh Khuê sau 1975
Khánh Hiển
Nhà văn Ngô Thảo - sống đời lính với tình yêu cao cả
VNQD
Thống kê