Dòng chảy  Văn nghệ

Bế mạc trại sáng tác - phê bình văn học 2018 tại Tuyên Quang

Thứ Năm, 01/11/2018 07:49
chu phoong arial moi copy - Sau 15 ngày mở trại tại địa linh quê hương cách mạng, được sự quan tâm, tạo điều kiện của Tỉnh uỷ và UBND tỉnh Tuyên Quang, đặc biệt là sự hỗ trợ, đồng hành hết sức tận tình của Ban quản lí khu du lịch suối khoáng Mỹ Lâm, ngày 31/10/2018, tại Tuyên Quang, Tạp chí Văn nghệ Quân đội đã tiến hành tổ chức lễ bế mạc Trại sáng tác - phê bình văn học 2018 đề tài “Lực lượng vũ trang trên quê hương cách mạng”.
 
DSC 1351
Trung tá, nhà văn Phùng Văn Khai - Phó tổng biên tạp Tạp chí VNQĐ
đọc diễn văn bế mạc trại viết

Lễ bế mạc có sự hiện diện của đồng chí Mai Đức Thông - Tỉnh uỷ viên, Phó trưởng ban thường trực Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Tuyên Quang; đồng chí Nguyễn Hữu Hoan - nguyên Phó bí thư thường trực Tỉnh uỷ Tuyên Quang, Chủ tịch CLB Tân Trào; ông Lê Quốc Thu - Trưởng Ban quản lí khu du lịch suối khoáng Mỹ Lâm; đại diện lãnh đạo BCH Quân sự tỉnh Tuyên Quang; đại diện lãnh đạo Hội VHNT tỉnh Tuyên Quang; các nhà văn Việt Nam hiện sống và viết tại Tuyên Quang; trung tá, nhà văn Phùng Văn Khai - Phó tổng biên tập Tạp chí VNQĐ và đoàn nhà văn Tạp chí VNQĐ; Ban quản lí và trại viên Trại sáng tác - phê bình văn học 2018; phóng viên một số cơ quan báo đài Trung ương và địa phương.

Trại sáng tác - phê bình văn học 2018 đề tài “Lực lượng vũ trang trên quê hương cách mạng” của Tạp chí VNQĐ diễn ra từ ngày 16 đến ngày 31/10/2018 tại Nhà khách khu du lịch suối khoáng Mỹ Lâm, tỉnh Tuyên Quang. Sau 15 ngày với nhiều hoạt động thiết thực, những chuyến đi thực tế tìm hiểu về truyền thống lịch sử cách mạng, về đất và người Tuyên Quang, bằng tất cả tinh thần lao động sáng tạo, 6 trại viên văn xuôi và 11 trại viên nghiên cứu phê bình văn học đã thu hoạch được trên 20 truyện ngắn, tản văn và bài nghiên cứu phê bình chất lượng, được ban quản lí trại nghiệm thu.

Tiến sĩ, trung tá, nhà văn Phạm Duy Nghĩa - Trưởng trại - vui mừng chia sẻ: “Trại viết của VNQĐ lần này có hai điểm đặc biệt. Thứ nhất, đây là trại viết đầu tiên trong lịch sử Tạp chí VNQĐ có sự tham gia của cả trại viên văn xuôi và trại viên nghiên cứu phê bình. Sự ghép chung này cũng là dịp để người sáng tác và người nghiên cứu có cơ hội gần gũi nhau hơn, cùng trao đổi, góp ý cho nhau về nghề viết. Điểm đặc biệt thứ hai, đó là nơi tổ chức trại. Tuyên Quang, cái nôi của cách mạng Việt Nam, “Thủ đô khu giải phóng” những năm đầu Cách mạng tháng Tám, “Thủ đô kháng chiến” 9 năm chống Pháp - mảnh đất giàu truyền thống lịch sử này rất phù hợp với một trại viết về đề tài chiến tranh cách mạng, ít nhiều gợi cảm hứng sáng tác cho các trại viên. Trại viết Tuyên Quang 2018 có sự góp mặt khá đa dạng của các trại viên, khác nhau về thế hệ, học vấn, dân tộc, vùng miền. Ban quản lí trại chúng tôi ghi nhận sự tham gia nhiệt tình của các trại viên, đặc biệt là sự gắn bó với trại cho đến ngày cuối cùng của các anh chị có mặt trong buổi bế mạc hôm nay. GS.TS Trần Đình Sử và PGS.TS La Khắc Hòa do tuổi cao sức yếu không ở lại được lâu dài với trại, nhưng sự xuất hiện của hai nhà lí luận văn học hàng đầu đất nước này trong những ngày đầu khai mạc trại là niềm cổ vũ, động viên cho trại viết. Trong thời gian hai tuần tại trại, chúng tôi ghi nhận ý thức làm việc của hầu hết các trại viên. Bên cạnh các sáng tác và bài nghiên cứu phê bình chất lượng, còn có cả bài viết của trại viên góp phần giới thiệu, quảng bá cho hình ảnh của khu du lịch nơi tổ chức trại. Những bài báo này, dù ít ỏi, đã thể hiện sự quan tâm của trại viên đối với Mỹ Lâm và cơ quan phối hợp tổ chức trại viết. Chúng tôi vô cùng trân quý sự quan tâm và tình cảm của đồng chí Lê Quốc Thu cùng các anh chị em trong Ban quản lí khu du lịch suối khoáng Mỹ Lâm đối với trại viết. Sự chu đáo, tận tình của các anh chị, từ ngày lên kế hoạch phối hợp tổ chức trại cho đến ngày cuối cùng của trại, sẽ là điều mà toàn thể trại viên cùng những người tổ chức trại không bao giờ quên”.  

 
DSC 1339
Ông Lê Quốc Thu - Trưởng Ban quản lí khu du lịch suối khoáng Mỹ Lâm - đại diện đơn vị
phối hợp tổ chức trại viết phát biểu tại lễ bế mạc

Phát biểu bế mạc trại viết, trung tá, nhà văn Phùng Văn Khai - Phó tổng biên tập Tạp chí VNQĐ - nhấn mạnh: “Đối với Tạp chí VNQĐ, chính thế hệ các nhà văn, các nhà phê bình văn học là cộng tác viên trên nửa thế kỉ qua mới chính là lớp người chủ chốt làm nên văn hiệu VNQĐ. Và đặc biệt, tấm lòng ưu ái đón đọc của nhân dân, của bạn đọc cả nước trong đó có những người bạn đọc thiết thân ở Tuyên Quang đã luôn có sức vẫy mời ngòi bút các nhà văn mọi thế hệ chúng tôi. Trong những ngày mở trại ở Tuyên Quang, những nhà văn trong và ngoài quân đội chúng tôi đã học hỏi được thật nhiều điều, để mình thêm lắng lại, thêm yêu thương và sáng tạo, thêm khát vọng và niềm tin, thêm nghị lực và ước mơ tới bờ bến lớn”.

Một điểm nhấn trong hoạt động của Trại viết Tuyên Quang 2018, là buổi tọa đàm văn học với chủ đề Đi tìm truyện ngắn hay, trực tiếp cổ vũ cho cuộc thi truyện ngắn mang tên Lửa Mới đang diễn ra của Tạp chí VNQĐ. Buổi tọa đàm có sự tham dự của các nhà văn đang sống và viết tại Tuyên Quang cùng 15 vị khách là lãnh đạo, giảng viên, sinh viên trường Đại học Tân Trào. Đây là một cuộc trao đổi chuyên môn cởi mở, bổ ích và thiết thực.

Ông Lê Quốc Thu - Trưởng Ban quản lí khu du lịch suối khoáng Mỹ Lâm - phát biểu: “Văn học gắn liền với câu chuyện văn hoá. Việc phối hợp với Tạp chí VNQĐ tổ chức trại viết, toạ đàm văn học, tham quan thực tế như thế này rất có ý nghĩa trong việc nâng tầm văn hoá đọc, nâng tầm văn hoá du lịch cho những người làm du lịch chúng tôi. Đây là một kênh hữu hiệu để quảng bá cho hình ảnh đất và người quê hương cách mạng Tuyên Quang nói chung, Khu du lịch suối khoáng Mỹ Lâm nói riêng. Chúng tôi rất mong tiếp tục được phối hợp mở trại sáng tác văn học trong thời gian tới”.

 
TỦ SÁCH
Các đại biểu tham quan Tủ sách văn học do Tạp chí VNQĐ tặng BQL khu du lịch suối khoáng Mỹ Lâm

Nhân dịp này, Tạp chí VNQĐ đã trao tặng Tủ sách văn học cho Ban quản lí Khu du lịch suối khoáng Mỹ Lâm.
 
ĐĂNG HOÀNG
VNQD
Tin tức khác
Thống kê
Bài đọc nhiều nhất
Vòng quay ra con số vòng xoay ra phận đời

Vòng quay ra con số vòng xoay ra phận đời

Tôi nhớ cho đến đầu năm lớp 9, một đêm Dưỡng đạp xe qua nhà tôi cho lại bộ sách rất mới. Dưỡng bảo nghỉ học. Chỉ vậy thôi rồi Dưỡng đi... (TỐNG PHƯỚC BẢO)

Cây thốt nốt quỳ trên núi Tưk-cot

Cây thốt nốt quỳ trên núi Tưk-cot

Tôi được nhiều lần sang Campuchia cùng các đội chuyên trách tìm kiếm, cất bốc, hồi hương hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam hi sinh qua các thời kì chiến tranh... (HỒ KIÊN GIANG)

Nguyên mẫu trong hai truyện vừa đầu tay viết cho thiếu nhi của tôi

Nguyên mẫu trong hai truyện vừa đầu tay viết cho thiếu nhi của tôi

Khi viết cuốn Những tia nắng đầu tiên tôi đã hóa thân vào các em nhỏ học sinh lớp 6 của năm học 1969 - 1970 ở Hà Nội... (LÊ PHƯƠNG LIÊN)

Bà Minh của tôi

Bà Minh của tôi

Sống ở Hà Nội, trở thành một công dân có hộ khẩu đến nay đã hơn hai thập kỉ, nhưng chưa bao giờ tôi có cảm giác mình thuộc về Hà Nội... (ĐỖ BÍCH THÚY)