Dòng chảy  Văn nghệ

Tạp chí Nhà văn và Tác phẩm trao giải cuộc thi thơ 2017-2018

Thứ Sáu, 21/09/2018 15:22
chu phoong arial moi copy - Sáng 21/9 tại Trụ sở Hội Nhà văn Việt Nam (số 9 Nguyễn Đình Chiểu, Hà Nội) đã diễn ra Lễ trao giải cuộc thi thơ 2017-2018 do Tạp chí Nhà văn và Tác phẩm phối hợp với Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức. Lễ trao giải có sự hiện diện của nhà thơ Hữu Thỉnh, Chủ tịch Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật Việt Nam, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam; nhà thơ Nguyễn Quang Thiều, Phó chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam; nhà thơ Trần Đăng Khoa, Phó chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam.

Trong diễn văn khai mạc, nhà văn Nguyễn Trí Huân, Tổng biên tập Tạp chí Nhà văn và Tác phẩm phát biểu: Kết quả giải thưởng là thành quả làm việc của một tập thể nhỏ. Tính đồng thuận không bao giờ tìm thấy sự tuyệt đối. Điều đáng nói là sự chênh lệch về chất lượng của các tác phẩm được giải ở các thứ hạng không lớn. Có thể ở một hội đồng khác sẽ đưa ra một kết quả khác. Đó là điều bình thường ở bất kỳ một cuộc thi văn học nào. Chúng tôi mong mỏi và hi vọng tìm được sự đồng thuận của các nhà thơ, của bạn đọc.

 
IMG 0525
Toàn cảnh Lễ trao giải cuộc thi thơ 2017-2018 do Tạp chí Nhà văn và Tác phẩm phối hợp với Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức
 
Cuộc thi đã nhận được sự hưởng ứng nồng nhiệt của các nhà thơ, các tác giả nhiều thế hệ, nhiều lứa tuổi trong cả nước. Trong các tác phẩm, người viết đã đặt cảm xúc của mình vào những vấn đề lớn của dân tộc, đất nước trong lịch sử, quá khứ và hiện tại. Cuộc thi cũng không giới hạn đề tài mở ra sự sáng tạo, tự do và hết mình cho người viết. Đó cũng là lí do mà ban tổ chức đã nhận được số lượng lớn các tác phẩm dự thi.
 
Giải thưởng cao nhất của cuộc thi đã gọi tên tác giả Trương Trung Phát với các bài thơ: Hàng Buồm dạ khúc, Hai phía, Le le bay qua hồ Thiền Quang, Ta là người hay chim sẻ đây. Nhà thơ Đặng Huy Giang, trưởng ban sơ khảo của cuộc thi cho rằng: Trương Trung Phát có cái nhìn rất sâu vào đời sống và đi đến tận cùng của đời sống. Ông như hướng tới sự hợp nhất với vạn vật để chuyển hóa thành thơ.
 
Một giải đặc biệt đã được ban tổ chức trao cho cố nhà thơ tài hoa Thanh Tùng với những sáng tác cuối đời của ông. 03 giải Nhì được trao cho các tác giả: Nguyễn Văn Khôi, Trần Gia Thái, Trần Thị Lưu Ly. 04 giải Ba được trao cho các tác giả: Vũ Thị Huyền Trang, Đồng Chuông Tử, Nguyễn Đông Nhật, Vũ Hùng. Ngoài ra ban tổ chức cũng trao 08 giải Tư cho các tác giả có tác phẩm được đánh giá cao.
 
Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều và nhà thơ Trần Đăng Khoa trao giải Nhì cho các tác giả
Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều và nhà thơ Trần Đăng Khoa
trao thưởng cho các tác giả đạt giải Nhì

 
Cuộc thi thơ 2017-2018 của Tạp chí Nhà văn và tác phẩm chính thức phát động vào ngày 15/2/2017 và kết thúc hạn nhận bài vào tháng 3/2018. Cuộc thi với mục đích cổ súy cho thơ hay, tôn vinh thơ hay; để đồng hành với công cuộc làm giàu đẹp hơn tiếng Việt; kêu gọi các nhà thơ và các bạn yêu thơ hãy hết mình cho một mùa sáng tạo mới. Trên cơ sở nhận thức luận: sau những mùa trầm lắng đã lâu, nhất định thơ phải trỗi vượt để tìm lại mình; đó là quy luật lòng tự ái của các nhà thơ, của khát vọng Đẹp nói chung mà Tạp chí Nhà văn và Tác phẩm quyết định tổ chức cuộc thi thơ 2017 - 2018.
 
“Chúng tôi không dám chắc kết quả của cuộc thi thơ này hoàn toàn là tiêu biểu, là đại diện, nhưng chắc chắn là những khoảnh khắc bừng rộ, thăng hoa, có nhiều đóng góp cho thơ Việt đương đại nói chung”, nhà thơ Đặng Huy Giang chia sẻ. Ông cũng khẳng định, thơ ca nói chung vẫn còn sức sống mãnh liệt và ở thời điểm nào cũng có thơ hay và người làm thơ hay.
                 
TUẤN LAM
VNQD
Thống kê
Bài đọc nhiều nhất
Bóng thầm mà rực rỡ trên mỗi trang văn

Bóng thầm mà rực rỡ trên mỗi trang văn

Sau những giờ lên lớp về lí thuyết, các ông chia nhau mỗi người kèm mấy học viên sáng tác... (CHÂU LA VIỆT) 

Anh Tựu trong "Vượt lũ"

Anh Tựu trong "Vượt lũ"

Anh Tựu của chúng tôi, ngoài đời là Thầy thuốc Ưu tú, tiến sĩ, dược sĩ chuyên khoa II Trần Tựu... (KIỀU BÍCH HẬU)

Giọt nước mắt mang hình vết thương

Giọt nước mắt mang hình vết thương

Cứ chiều chiều bà xay bột, tối tráng bánh rồi phơi, phơi đến khô thì mang ra chợ, vừa quạt than nướng vừa bán... (VŨ THANH LỊCH)

Tiếng chim bắt cô trói cột

Tiếng chim bắt cô trói cột

Chẳng biết bắt đầu từ đâu, nhưng trong kí ức của một đứa trẻ đôi lần lên núi kiếm củi, bứt lá rừng về lót chuồng cho lợn cho bò, thi thoảng gặp bụi sim chín ửng… thì núi sau lưng làng tôi được bắt đầu từ mé sông... (HỒ MINH TÂM)