Tạp chí Văn nghệ Quân đội số 893 (cuối tháng 5/2018)

Thứ Bảy, 12/05/2018 11:10
logo - Tạp chí Văn nghệ Quân đội số 893 (cuối tháng 5/2018) mở đầu bằng cuộc trò chuyện thú vị giữa nhà PBVH Hoàng Đăng Khoa với dịch giả, họa sĩ Trịnh Lữ. Cuộc trò chuyện giúp bạn đọc hiểu thêm về tác giả, những quan điểm trong sáng tạo nghệ thuật của ông.

Ngoài ra, phần Văn xuôi số này cũng giới thiệu kí ức người lính Chiếc võng dù của Ngọc Diệp; bút kí Mây phủ linh sơn của Lê Vũ Trường Giang. Các truyện ngắn dự thi Trái tim sói tuyết của Kiều Duy Khánh; Chiếc nhẫn đá của Triều La Vỹ; Chiều lan vỹ của Nguyệt Chu.

Trái tim sói tuyết là câu chuyện về lễ cúng bản (cúng Xên) của người dân tộc Thái cầu xin thần linh, trời đất, tổ tiên phù hộ cho bản một năm mùa màng tốt tươi, người dân khỏe mạnh, ngăn thú hoang, ma rừng hại dân làng. Thương cha bệnh nặng và để bảo vệ lễ cúng thiêng liêng, Đanh - con trai cụ Áy “chảu xửa” đời thứ năm khoác áo vía thiêng cho cả họ - đã nghe theo lời của lão Bưởng lấy bằng được trái tim của con sói tuyết để cứu cha…

Chiếc nhẫn đá là câu chuyện có bề dài về thời gian và khá dày dặn về cấu trúc xoay quanh đề tài người lính và chiến tranh cách mạng. Mỗi nhân vật, mỗi con người đều chứa đựng những câu chuyện, những kỉ niệm, kí ức đẹp đẽ mà đau đớn về chiến tranh, về tình yêu và mất mát. Hài cốt của anh Tư được tìm thấy như một kết thúc nhẹ nhàng, nhân văn của câu chuyện.

Chiều Lan Vỹ kể về cuộc đời, số phận của nhân vật chính Lucia Na – một trong những đứa trẻ Việt Nam di cư trong Chiến dịch nhân đạo Babylift của Mĩ diễn ra vào tháng 4/1975, ngay trước khi Sài Gòn thất thủ. Chiến tranh đã kết thúc và lùi xa nhưng khao khát sống mãnh liệt được trở về bản quán vẫn mạnh mẽ vượt qua cả những biến cố khổ đau cuộc đời…

Phần Thơ số này phong phú về giọng điệu, với sự góp mặt của nhiều tác giả đã quen thuộc với bạn đọc VNQĐ. “Thơ trong những tập thơ” giới thiệu tập thơ Mắt bò của nhà thơ Trần Hữu Việt, Nxb Văn học 2018

Phần Bình luận văn nghệ góp phần làm nóng “Lửa Mới” bằng những ý kiến về truyện ngắn hay với bài viết "Truyện ngắn yêu thích của tôi là…" của tác giả Đăng Hoàng. Ngoài ra, còn những bài viết sắc bén đáng chú ý của các tác giả Nguyễn Thu Nghĩa, Lưu Khánh Thơ, Lý Hoài Thu, Văn Giá, Lê Thiếu Nhơn.

Phần Văn học nước ngoài số này giới thiệu truyện ngắn Ngôi làng bị bỏ rơi của tác giả Hassan Blasim (Iraq) do dịch giả Vũ Văn Song Toàn chuyển ngữ.

Tạp chí Văn nghệ Quân đội số 893 (cuối tháng 5/2018) dày 120 trang với nhiều tranh, minh họa đẹp, dự kiến sẽ ra mắt bạn đọc cả nước ngày 20/5/2018. Mời quý vị đón đọc!
 
32349598 1852024254819112 2673605158801244160 n

 
Văn

Hoàng Đăng Khoa
Làm nghệ thuật là một lối sống, chứ không đơn thuầnlà nghề hay nghiệp
Kiều Duy Khánh
Trái tim sói tuyết
Lê Vũ Trường Giang
Mây phủ linh sơn
Ngọc Diệp
Chiếc võng dù
Triều La Vỹ
Chiếc nhẫn đá
Nguyệt Chu
Chiều lan vỹ
 

Thơ

Hoàng Vũ Thuật
Sao Mai; Những viên gạch Chăm; Hoa sữa đầu mùa
Lê Thanh My
Phía trăng lên; Bên góc nhà thờ Cửa Bắc 
Lê Văn Hiếu
Mạch nguồn; Ngàn ngựa
Nguyễn Thị Thùy Linh
Trên chông; Nến trôi trên đĩa vỡ; Ăn ban mai
Phạm Quốc Ca
Thời gian
Hữu Ước
Gánh hàng rong
Nguyễn Sơn Trường
Với Huế
Khúc Hồng Thiện
Mưa rửa đền
Nguyễn Phúc Lộc Thành
Giấc mơ sông Thương
Ngô Nhân Đức
Tưởng tượng mùa đông
Nhụy Nguyên
Ẩn giữa vô thường; Đêm Phước Tích
Dao Trì
Sài Gòn
Nguyễn Thúy Quỳnh
Về chậu hoa giấy ở hành lang; Về một con mèo sống cùng nhà
Du An
Vào bản A Pa Chải; Mẹ là cơm
Nguyễn Thị Kim Nhung
Những nẻo về trong thơ (Đọc Mắt bò của Hữu Việt)
Trần Huy Minh Phương
Hố bom mọc sen; Khúc mưa
Lê Tuấn Lộc
Ơi người làm tiếng sáo bản ta; Mùa kéo vợ
 

 
Văn học nước ngoài

 
Hassan Blasim (Iraq)
Ngôi làng bị bỏ rơi (Vũ Văn Song Toàn dịch)

 
Bình luận văn nghệ

 
Nguyễn Thu Nghĩa
Vài suy nghĩ về “diễn biến hòa bình” trong văn học, nghệ thuật hiện nay
Lưu Khánh Thơ
Một cách nhìn khác về chiến tranh trong trường ca và thơ Việt Nam hiện đại
Đăng Hoàng
Truyện ngắn yêu thích của tôi là…
Lý Hoài Thu
Thơ Nguyễn Bính từ kí hiệu sinh thái đến không gian tự tình
Văn Giá
Chuyển động Phạm Duy Nghĩa
Lê Thiếu Nhơn
Giải thưởng Cánh Diều – khuyến khích nội lực phim Việt 

 

 
VNQD
Thống kê