Tạp chí Văn nghệ Quân đội số 885 (cuối tháng 1/2018)

Thứ Sáu, 19/01/2018 11:00
chu phoong arial moi copy - PGS.TS, dịch giả, nhà nghiên cứu – phê bình Đỗ Lai Thúy đứng hẳn về phía “mĩ học của cái khác” một cách hứng khởi. Từ khi những công trình nghiên cứu  - phê bình “có lí thuyết” như của ông ra đời ngày một nhiều đã dần làm lung lay, bất an, giảm thiểu lối bình văn tán thơ áng chừng, cảm tính, tản mản. Bài trò chuyện cùng PGS.TS Đỗ Lai Thúy do VNQĐ thực hiện, với tiêu đề Tôi đứng về phe... cái khác sẽ mở đầu tạp chí VNQĐ số này.

Phần Văn xuôi giới thiệu bút kí Chờ xuân trên đất trung du của Uông Triều, cùng các truyện ngắn Con gái của rồng của Nguyễn Văn Toan; Con chó cưng của lão đồ tể của Phùng Phương Quý; Cách một trời mưa của Hồ Anh Thái; P.H.M.V, những mảnh của Lê Minh Hà.

Con gái của rồng là câu chuyện bi thương của kí ức cá nhân đối chọi với kí ức cộng đồng. Khi cộng đồng luôn luôn thêu dệt nên những câu chuyện ma quái, bí ẩn nhằm đẩy một cá nhân “khác biệt” nào đó khỏi mình. Để tồn tại, chỉ có cách duy nhất là nương theo sự mơ hồ mà cộng đồng mang lại. Đồng thời, luôn luôn nuôi dưỡng trong mình tình yêu cùng sự vị tha thật lớn...

Con chó cưng của lão đồ tể mượn ý nhân quả và buông đao thành Phật để nói về cuộc đời con người. Truyện mở cho người đọc thấy trong mỗi con người luôn luôn có phần thiện và phần ác song song hiện hữu. Phần ác của lão đồ tể là sát sinh chó, lợn. Phần thiện là con chó con lão nuôi từ khi còn thoi thóp trong bụng chó mẹ. Con chó lớn dần lên đồng thời cái ác trong lão cũng phai dần đi...

Cách một trời mưa là câu chuyện bi hài về tính cách con người và tính cách dân tộc. Thông qua một chuyến đi với việc di chuyển, ăn uống, ngủ nghỉ, tham quan, nói chuyện... cho người đọc thấy tính cách con người quyết định ra sao đến tính cách dân tộc. Sự xa cách của cá nhân dân tộc này với cá nhân dân tộc kia nằm ở chính bản thân cá nhân đó...

P.H.M.V, những mảnh là những hồi ức không dứt của nhóm bạn bốn người chung nhau một thời hoa niên. Đan xen giữa quá khứ và hiện tại là những kẽ nứt, lỗ hổng, cảm giác thay đổi, mối quan hệ chồng chéo... luôn luôn cần câu trả lời. Có những câu trả lời mấy chục năm sau khi tất cả đã già mới được hé lộ. Nhưng liệu những câu trả lời đó có còn quan trọng...

Phần Thơ số này là những ý niệm về thời gian, khởi sinh của cô đơn và nhớ nhung. Cho thấy thơ cần cho tất cả mọi người, như mưa, như lửa, như ngày... Nhưng đồng thời thơ còn gieo cho người đọc những nỗi buồn thương không dứt. “Thơ trong những tập thơ” là thi tập Di chữ của Nguyễn Thị Thúy Hạnh, Nxb Hội nhà văn, 2017 và chùm bài tiêu biểu do Nguyễn Thị Kim Nhung chọn, giới thiệu.

Trang Văn học nước ngoài kì này giới thiệu truyện ngắn Thánh mẫu tháng ba của nhà văn Trung Quốc, Diệp Thạch Đào do Nguyễn Thanh Diên chuyển ngữ.

Cùng chùm thơ của nhà thơ người Ireland, Seamus Heaney, giành giải Nobel Văn học năm 1995 do Nguyễn Hoàng Đức chuyển ngữ.

Phần Bình luận văn nghệ là những bài viết đáng chú ý của các tác giả Ánh Giao, Nguyễn Vũ Tiềm, Nguyễn Phan Quế Mai, Phạm Phương Nga, Lê Dương – Hoàng Nam.
Tạp chí Văn nghệ Quân đội số 885 (cuối tháng 1/2018)  dày 120 trang với nhiều tranh, minh họa đẹp, dự kiến sẽ ra mắt bạn đọc cả nước ngày 20/1/2018. Mời quý vị đón đọc.
 
885

Văn
Hoàng Đăng Khoa
Tôi đứng về phe... cái khác
Nguyễn Văn Toan
Con gái của rồng 
Uông Triều
Chờ xuân trên đất trung du 
Phùng Phương Quý
Con chó cưng của lão đồ tể 
Hồ Anh Thái
Cách một trời mưa 
Lê Minh Hà
P. H. M. V. , những mảnh 
Đỗ Văn Nhâm
Một lối rẽ trên đường mòn 
 

Thơ
Cao Xuân Thái
Kí ức tìm về; Giữa ngày đông giá
Nguyễn Thành Phong
Nhớ phố; Thấy chiều cuối năm; Đưa mình xe đạp đi chơi
Võ Mạnh Hảo
Thạnh Hải; Đường về; Quê
Đặng Thị Thanh Hương
Gốc liễu đợi chờ; Trò chơi con trẻ; Thôi về với mẹ đi con
Tú Anh
Sợ mai cỏ lút chân trời; Cây chu già trổ hoa
Từ Hồng Sơn
Ngoại ô số 11; Xuân thổ phách
Hoàng Chiến Thắng
Phải lòng nhau sao lại tránh đi đường xa; Tuột chỉ cổ tay  
Nguyễn Đăng Khoa
Những tờ lịch; Không người quen; Có một bình minh quá
dịu dàng
Nguyễn Thị Kim Nhung
Thân phận của ngôn ngữ (Đọc di chữ của Nguyễn Thị Thúy Hạnh)
Trần Ngọc Mỹ
Mẹ Từ Dũ; Tôi lẻ loi 2
Phan Văn Ấu
Mo tre; Ngày cuối năm
Nam Nguyên
Hai giờ gió thổi; Chị; Cuộc chia ly
 

Văn học nước ngoài
Seamus Heaney
Trên đường (Nguyễn Hoàng Đức dịch)
Diệp Thạch Đào
Thánh mẫu tháng ba (Nguyễn Thanh Diên dịch)
 

Bình luận văn nghệ
Ánh Giao
Thơ xuân hay niềm hoài thương vĩnh cửu...
Nguyễn Vũ Tiềm
Tứ thơ và hướng tiếp cận mới
Nguyễn Phan Quế Mai
Viet Thanh Nguyen và những câu chuyện không chỉ
dành cho người Việt
Phạm Phương Nga
Nguyễn Trí và tiếng nói của lương tri
Lê Dương - Hoàng Nam
Đôi điều về phim điện ảnh Việt dành cho thiếu nhi
VNQD
Thống kê