- Có một An Giang tâm linh huyền bí, có một An Giang đau thương mất mát, nhưng cũng có một An Giang là điểm sáng trong bức tranh phát triển kinh tế, xã hội của khu vực miền Tây Nam Bộ. Để độc giả có cái nhìn gần hơn về danh địa này, tạp chí VNQĐ đã có cuộc đối thoại với đồng chí Võ Thị Ánh Xuân - Bí thư tỉnh ủy An Giang - xung quanh những vấn đề phát triển kinh tế, xã hội, quốc phòng của tỉnh. Bài đối thoại với tiêu đề Có một An Giang hôm nay… sẽ mở đầu tạp chí VNQĐ số này.
Phần Văn xuôi giới thiệu bút kí Trường Sa ngày trở về của Lê Mạnh Thường, tản văn Cơm không hai món của Nguyễn Trương Quý và các truyện ngắn Ngọn lửa hình trái tim của Triều La Vỹ, Một chút Tân Lang của Lê Minh Hà, Thầy Đạp của Dương Đức Khánh.
Ngọn lửa hình trái tim, với phương thức tự sự từ điểm nhìn bên trong, tái dựng chân thực và sinh động trái tim mang hình ngọn lửa của một nữ du kích trẻ măng và gan lì trước đòn tra tấn man dã của lính đánh thuê Đại Hàn những ngày cao điểm quê hương diệt tề phá ấp. “Hầm bí mật ở trong lòng tao đây nè!”, “Nước mắt không dành cho kẻ thù” - những lời bất tử cứ bập bùng cháy trong bản hoan ca của lửa…
Một chút Tân Lang, khởi hứng từ cổ tích Sự tích trầu cau và làn quan họ Bắc Ninh Ba quan mời trầu, là một câu chuyện ám ảnh và đắng xót về cuộc tình tay ba đầy trớ trêu và ngang trái. Sau cuối, gia đình tan tác. Đầu tiên là Lang bỏ nhà ra đi, không biết giọt máu của mẹ cha rớt qua đời sau đang mấp máy trong người đàn bà trẻ mà chàng đã mê bao lâu trước khi nàng thành chị dâu chàng…
Thầy Đạp, với cách đặt tên nhân vật lấp lửng đa nghĩa cà chớn kiểu miệt vườn miền Tây sông nước, là câu chuyện hóm hỉnh về một tay thầy lang tài hoa, đào hoa, phong tình, lấy việc chữa bệnh cứu nhơn làm y đức, và coi việc chiều lòng bệnh nhân góa trẻ cũng là một cách… độ thế. Truyện ngắn này kích gợi cái đọc liên văn bản thú vị với tiểu thuyết Zorba - con người hoan lạc của Nikos Kazantzaki…
“Truyện ngắn hay tác giả tự chọn” kì này là Một mình qua đường của nhà văn Lê Minh Khuê - một truyện ngắn nói được/bằng ngôn ngữ của cuộc sống đường phố đầy ám gợi. Theo cách nghĩ khiêm nhường của tác giả, nó chỉ kể câu chuyện về những con người nhỏ bé nơi một ngã tư thành phố lớn. Tính biểu tượng, tính tư tưởng của truyện sẽ được hiển thị qua từng cái đọc.
Phần Thơ số này đa đề tài, đa giọng điệu, trong đó nổi lên những thi phẩm tốc kí, chộp bắt những chuyển động huyền vi của thời gian, của tạo vật. Gương mặt “VNQĐ giới thiệu” là nhà thơ Trần Hùng, hiện sống và viết tại tỉnh vùng biên Cao Bằng.
Phần Bình luận văn nghệ có sự góp mặt của đạo diễn điện ảnh Đỗ Minh Tuấn, nhà thơ Nguyễn Hữu Quý và các nhà phê bình Mai Anh Tuấn, Bùi Việt Thắng, Thi Vũ.
Văn
PV
Có một An Giang hôm nay…
Triều La Vỹ
Ngọn lửa hình trái tim
Lê Mạnh Thường
Trường Sa ngày trở về
Lê Minh Khuê
Một mình qua đường
Lê Minh Hà
Một chút Tân Lang
Dương Đức Khánh
Thầy Đạp
Nguyễn Trương Quý
Cơm không hai món
Thơ
Phạm Trọng Thanh
Nhớ một người đi; Thư nhà; Gửi Xô Ny
Châu La Việt
Hoa sữa mùa thu
Chung Tiến Lực
Đàn môi; Chùa làng
My Tiên
Buổi sáng và người tình;
Và một bông hoa sáng nay đã tàn
Lê Vi Thủy
Đôi mắt; Môi dã quỳ
Hà Ngọc
Một khúc Páo dung; Nả ơi
Lê Thành Nghị
Trong tĩnh tại
Nguyễn Hải Yến
Nến; Chiếc gương
VNQĐ
Giới thiệu thơ Trần Hùng
(Hạ huyền đổ bóng; Tan tác; Cúc xanh)
Đào An Duyên
Xót một lời ru; Lá còn xanh dưới mặt trời rực rỡ
Trần Gia Thái
Viết cho một người; Phút chuyển mùa
Hữu Vi
Về cúi lạy ngôi nhà xưa của mẹ;
Nhại lời tiễn dặn người yêu
Bình luận văn nghệ
Mai Anh Tuấn
Hình tượng Bác Hồ trong điện ảnh Việt Nam gần đây
Nguyễn Hữu Quý
Văn học Việt Nam cần sự bứt phá mạnh mẽ hơn
Bùi Việt Thắng
Chiến thắng của văn hóa
Đỗ Minh Tuấn
Phê bình kiểu Văn Chinh
Thi Vũ
Nguyễn Anh Nông - gia tài một giấc mơ thơ