Tạp chí Văn nghệ Quân đội số 863 (cuối tháng 2/2017)

Thứ Sáu, 17/02/2017 14:26
chu phoong arial moi copy - Tạp chí Văn nghệ Quân đội số 863 được mở đầu bằng bài đối thoại giữa phóng viên tạp chí và Thiếu tướng Nguyễn Hữu Chính - Chính ủy Tổng cục Kỹ thuật - xoay quanh phẩm chất truyền thống “Chủ động, sáng tạo, tự lực, tự cường” của những người lính ngành kỹ thuật. 

Phần Văn xuôi giới thiệu bút kí Khèn xuân của Nguyễn Quang, tản văn Đám đông trên phố của Đỗ Phấn, các truyện ngắn Cây cải về trời của Nguyễn Ngọc Đào Uyên, Vẫn phải sống của Kao Sơn và Bạch yến hót của Nguyễn Thị Kim Hòa.
 
Cây cải về trời như một khúc bi ca về thân kiếp những người đàn bà miệt vườn sông nước Tây Nam Bộ. Một đời loay xoay chống đỡ với những cô nhân tình “thời vụ” của chồng, nỗi buồn tủi nơi những người đàn bà trong đây như cô vón thành mảng khối có thể sờ nắn được.
 
Vẫn phải sống mở ra tình đồng đội giữa những người lính đi qua chiến tranh đang chật vật xoay xở mưu sinh giữa thời bình. Những câu thoại kiểu như “Dân cách mạng ròng mà làm cách mạng xong rồi, hòa bình đến mấy chục năm rồi vẫn cực. Vậy là sao?” hấp dụ người đọc vào trường đối thoại.
 
Bạch yến hót là truyện ngắn mượn cảm hứng lịch sử, mượn tiếng hót của loài bạch yến, tiếng nức nở của những cung nữ mất chúa, để hướng đến kiến tạo và bảo vệ thứ quyền năng bất khả xâm phạm: quyền năng của tự do - tự do sống, tự do sáng tạo nghệ thuật. 
 
Trang Văn học nước ngoài giới thiệu bài viết Gregor Samsa biến thành con gì trong truyện ngắn “Hóa thân”? của tác giả Quyên Nguyễn. Mỗi bản dịch là một “dị bản” của nguyên tác. Bài viết của Quyên Nguyễn có khả năng làm lung lay trong người đọc bấy lâu xác tín, rằng nhà văn thiên tài F.Kafka đã để cho nhân vật của mình “hóa thân” thành con côn trùng.
 
Phần Thơ số này có sự góp mặt ấn tượng của những tác giả trẻ giàu nội lực, cá tính như Lương Kim Phương, Hào Thiện Chân, Đặng Thiên Sơn, Trương Công Tưởng…

“Thơ trong những tập thơ” là tác phẩm Cứ thế mà lớn lên của Lê Văn Hiếu (Nxb Hội Nhà văn, 2016) và chùm bài tiêu biểu do nhà thơ Đoàn Văn Mật chọn và giới thiệu.

Phần Bình luận văn nghệ là các bài viết sinh động, hấp dẫn của các tác giả Nguyễn Mạnh Tiến, Đỗ Thị Hường, Lê Huy Bắc, Lê Thành Nghị và Phạm Vân Anh.
 
Khách mời Quán văn kì này là tác giả thơ trẻ Nguyễn Thị Thùy Linh, giải Nhì cuộc thi thơ Tạp chí Văn nghệ Quân đội 2015-2016; người trực quán là Hoàng Đăng Khoa. 
 
Tạp chí Văn nghệ Quân đội số 863 dày 120 trang với nhiều tranh, minh họa đẹp, dự kiến ra mắt bạn đọc cả nước ngày 20/2/2017. Mời quý vị đón đọc.
 

Văn
P.V
Phát huy truyền thống “Chủ động, sáng tạo, tự lực, tự cường” trong mỗi người lính ngành kỹ thuật  
Nguyễn Ngọc Đào Uyên
Cây cải về trời  
Kao Sơn
Vẫn phải sống  
Nguyễn Quang
Khèn xuân   
Nguyễn Thị Kim Hòa
Bạch yến hót  
Đỗ Phấn
Đám đông trên phố   
 

Thơ
Nguyễn Hưng Hải
Mùng ba tết ở ngoài đồng; Viết cho con gái;
Phải lòng mưa bụi  
Lương Kim Phương
Trôi trong đêm rừng; Thạch nhũ  
Hào Thiện Chân
Sự thật của một bông hoa;
Trong căn phòng đầy bóng tối  
Nguyễn Đình Phúc
Tổ quốc; Mã Pí Lèng  
Nguyễn Thanh Tuyên
Nghĩ về cây và cỏ; Dặn con  
Nguyễn Anh Nông
Thơ ba câu; Táo xanh  
Đào Duy Anh
Chân dung đêm và gã; Chong đời!  
Lưu Tuấn Kiệt
Sông nước thời gian  
Nguyễn Ngọc Đạt
Mùa xuân  
Bình Thanh
Bão lòng; Mẹ cúi hôn cội nguồn  
Trần Duy Trung
Trong ngôi nhà của nước; Bi Doup  
Chung Tiến Lực
Xe Trường Sơn  
Phan Cung Việt
Nửa kia là biển  
Nguyễn Thế Hùng
Mình em thôi đã chật lắm rồi  
Đặng Thiên Sơn
Khâm Thiên; Buổi chiều  
Trương Công Tưởng
Gội đầu; Cho Sơn Hồ  
Đoàn Văn Mật
Cứ thế mà lớn lên (đọc tập thơ Cứ thế mà lớn lên
của Lê Văn Hiếu)
 

Văn học nước ngoài
Quyên Nguyễn
Gregor Samsa biến thành con gì trong truyện ngắn Hóa thân?  
 

Bình luận văn nghệ
Nguyễn Mạnh Tiến
Trật tự văn hóa của văn chương trong cơ cấu xã hội Việt Nam  
Đỗ Thị Hường
Một phác dựng bức tranh văn học Nga hải ngoại
Lê Huy Bắc
Liên kí hiệu trong Át cơ của Lê Đạt  
Lê Thành Nghị
“Kí hiệu đời tôi là một chấm xanh, xanh ngắt...”  
Phạm Vân Anh
Đắm hồn cùng sử thi  
 

Quán văn
Hoàng Đăng Khoa
Nguyễn Thị Thùy Linh: “Nơi thi ca, tôi có thể sắp đặt một thế giới riêng như mình khao khát”  
VNQD
Thống kê