- Những đặc thù của hậu cần Quân đội nhân dân Việt Nam là gì và yêu cầu về phẩm chất người cán bộ hậu cần quân đội như thế nào? Những chia sẻ cởi mở của Trung tướng Lê Văn Hoàng - Chính ủy Tổng cục Hậu cần với phóng viên Tạp chí Văn nghệ Quân đội nhân kỉ niệm 66 năm ngày truyền thống ngành hậu cần quân đội sẽ phần nào giúp bạn đọc có câu trả lời cho câu hỏi trên. Đối thoại tháng 7 do nhà văn Nguyễn Mạnh Hùng ghi với tiêu đề Người cán bộ hậu cần cần nhất chữ tâm, chữ nhẫn sẽ mở đầu số tạp chí 848 này.
Phần Văn xuôi giới thiệu ghi chép Những khoảnh khắc “dịu dàng” của chiến tranh của Nguyễn Thế Viễn và các truyện ngắn Nhật kí người sưu tầm trăng của Hạo Nguyên, Chuyện như bịa của Nguyễn Trí, Cây sa mộc chết đứng của Tống Ngọc Hân.
Nhật kí người sưu tầm trăng lồng phối yếu tố ảo mộng và phàm thực, tích nén và gợi mở đa diễn ngôn, về cái đẹp, về tôn giáo, về nghệ thuật, về tình yêu… - những phạm trù mờ tỏ, khuyết đầy, quyến rũ như… trăng. Đời cứ đầy lên phi lí, và con người cứ buồn lẻ loi như những lời kinh rụng, cứ bị/được lựa chọn để tham gia vào một câu chuyện lạ lùng nào đó, bất khả cưỡng...
Chuyện như bịa giàu chất tiểu thuyết, với phổ hiện thực rộng, cả chiến tranh và hòa bình, cả bên này và bên kia. Bằng một giọng văn bụi bặm, hài hước, người kể chuyện trưng ra hai cách hành xử đối với người đã ngã xuống trong chiến tranh, bỏ ngỏ những câu chuyện dối trá và nhân bản, tình yêu và hòa/hóa giải…, mỗi người đọc sẽ tự mình viết tiếp, làm đầy…
Cây sa mộc chết đứng kể câu chuyện dữ dội, éo le và rưng rức của núi rừng, ở đó có những con người coi tình yêu là sinh mệnh, họ tha thiết đắm si vì yêu, đau khổ nhàu nhĩ vì yêu, ghen tuông quáng mù vì yêu. “Ái biệt li khổ” thì đã đành, nhưng bất hạnh và cả sai lầm lớn nhất có lẽ thuộc về những ai ra sức sở hữu, ràng buộc, trì níu người mà trái tim họ không đập vì mình.
“Truyện ngắn hay tác giả tự chọn” kì này là Cải lạc loài của nhà văn Dương Bình Nguyên. Tác phẩm là sự ghép nối những âm vang, những ám ảnh của một chủ thể tự thấy mình “lạc loài”, lưu vong ngay giữa nhà mình.
Phần Thơ số này đa dạng, phong phú về đề tài, về phong cách, chủ yếu là của các tác giả dự thi Thơ Văn nghệ Quân đội 2015 - 2016.
Gương mặt “Văn nghệ Quân đội giới thiệu” là nhà thơ Hà Linh.
Phần Bình luận văn nghệ có sự góp mặt của các tác giả Đinh Quang Tốn, Nguyễn Văn Hùng, Hoàng Đăng Khoa, Mã Giang Lân và Chu Lai.
Tạp chí Văn nghệ Quân đội số 848 (đầu tháng 7/2016) dày 120 trang với nhiều tranh, minh họa đẹp, dự kiến sẽ ra mắt bạn đọc cả nước ngày 5/7/2016. Mời quý vị đón đọc.
Văn
Nguyễn Mạnh Hùng
Người cán bộ hậu cần cần nhất chữ tâm, chữ nhẫn
Hạo Nguyên
Nhật kí người sưu tầm trăng
Nguyễn Thế Viễn
Những khoảnh khắc “dịu dàng” của chiến tranh
Dương Bình Nguyên
Cải lạc loài
Nguyễn Trí
Chuyện như bịa
Tống Ngọc Hân
Cây sa mộc chết đứng
Thơ
Đặng Quốc Hoàng
Gió thổi từ cánh rừng già
Đào Quốc Minh
Chiến tranh; Nguyên Tiêu
Thái Tràng
Đất Mũi; Hồn tháp cổ
Phạm Huy Liệu
Mẹ tôi; Mùa duối chín
Hoàng Anh Tuấn
Đón con tan học; Miền ông ngoại
Hoàng Liên Sơn
Kì nghỉ
Đàm Chu Văn
Đêm ở biển Vũng Tàu; Tản mạn trong chuyến thăm
Trung Hoa
Nguyễn Khắc Huyền
Rộc Bãi Bè; Kể chuyện của mình
Bình Nguyên
Với cao nguyên đá; Con ơi!
Trần Thế Vinh
Nắng La Hai; Lời tự tình của trái tim cỏ
Nguyễn Hưng Hải
Áo dài năm ấy
Hoàng Việt Hằng
Người lính Việt Nam ở Alang Chary
Lê Văn Vỵ
Giếng làng; Đi qua nỗi buồn;
Người đàn bà bắt cua đồng
Nguyễn Chí Bền
Làng tôi; Trước ngọn lửa và tháp chuông nhà thờ
VNQĐ
Giới thiệu tác giả Hà Linh
Bình luận văn nghệ
Đinh Quang Tốn
Thơ - chân chất và hiện đại
Nguyễn Văn Hùng
Nhân vật lịch sử
và những biên độ sáng tạo sau Đổi mới
Hoàng Đăng Khoa
Phiêu lưu chữ
Mã Giang Lân
Trường ca Nguyễn Đức Mậu
Chu Lai
Một thoáng chân dung