VNQĐ kết nối  VNQĐ số mới

Tạp chí Văn nghệ số đặc biệt 786+787 (tháng 12/2013)

Thứ Hai, 02/12/2013 09:17

VNQĐ online: Tạp chí Văn nghệ Quân đội số đặc biệt 786+787 (tháng 12/2013) dành dung lượng đáng kể cho cụm bài viết, tư liệu, những kỷ niệm, hồi ức về Đại tướng Nguyễn Chí Thanh nhân kỉ niệm 100 năm ngày sinh của Đại tướng và chùm bài chào mừng 69 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 69 năm ngày truyền thống Tổng cục Chính trị.

Nhân kỉ niệm 69 năm ngày thành lập QĐND Việt Nam và 69 năm ngày truyền thống Tổng cục Chính trị, số này, Trung tướng Nguyễn Trọng Nghĩa, Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị có bài viết "Lời Người còn sáng mãi", mở đầu phần văn xuôi trên tạp chí. Tạp chí số này giới thiệu các truyện ngắn dự thi Nỗi niềm Trường Sa của An Bình Minh, Sóng gió Ô Cấp của Trịnh Sơn, Váy Mông của Lý A Kiều và Đôi mắt nhân gian của Vũ Văn Song Toàn.

Nỗi niềm Trường Sa thông qua cái nhìn của một nữ phóng viên truyền hình đã khắc họa chân thực, sinh động hình ảnh những người lính trẻ xuất thân thành phố đang mỗi ngày tự hoàn thiện nhân cách nơi điệp trùng sóng gió Trường Sa. Tuy kỹ thuật tự sự còn có phần đơn giản nhưng truyện ngắn này là một đóng góp nhất định vào mảng đề tài người lính hôm nay, đặc biệt là các chiến sỹ nơi biên giới, hải đảo.

Sóng gió Ô Cấp với bối cảnh truyện là Bà Rịa - Long Khánh - Vũng Tàu trước và sau 1975 đã dẫn dụ người đọc cùng nhìn lại và ngẫm suy về một thời đoạn ly loạn chưa xa của lịch sử dân tộc. Cái chiến tuyến “bên này” - “bên kia” vô hình mà vững chãi đã cướp đi sự hồn nhiên trong sáng của những đầu xanh con trẻ, đẩy bao nhiêu số phận vào ngõ bi kịch. Đề tài “khó” nhưng đã được xử lý khá nhuần bởi một tác giả thế hệ 8x.

Váy Mông là câu chuyện xoay quanh cuộc sống của một gia đình đồng bào vùng cao. Một ông bố quanh năm “chui rúc, leo trèo hết cánh rừng này đến ngọn núi khác” và đám vợ con suốt tháng cắm mặt vào những cái máy khâu cọc cạch để mưu sinh. Cái nhàu nhĩ khổ sở của những chòng chành thân phận bên cạnh cái mịn màng thơm phức của thiếu nữ mới lớn, của những tấm thổ cẩm. Cái hoang sơ thuần phác núi rừng bên cạnh cái hào nhoáng vinh hoa đô hội. Đây là một truyện có văn, có không khí về đề tài dân tộc miền núi.

Đôi mắt nhân gian là truyện ngắn về đề tài xã hội được viết gọn gàng, tốc độ, hiện đại. Thông qua câu chuyện của một bác sĩ và một bệnh nhân, truyện mang đến cho người đọc thông điệp: trong cuộc sống nhiều áp lực này, đôi khi, nếu nhìn người bằng đôi mắt ráo hoảnh của phường ích kỉ thì mình chỉ thấy người gàn dở đến khó chịu bực mình, nhưng nếu bình tâm nhìn người bằng đôi mắt của tình thương, bằng con tim biết chịu khó lắng nghe, thấu hiểu thì mình sẽ vỡ lẽ người là cả một thân phận bi kịch rất đáng cảm thông và chia sẻ.

Phần Thơ số này chủ yếu là những suy tư về Tổ quốc, về Đại tướng Nguyễn Chí Thanh, là những kí ức về Điện Biên, về Trường Sơn, là những trăn trở về chủ quyền biển đảo…

Phần Bình luận văn nghệ có những bài viết đáng chú ý như Đại tướng Nguyễn Chí Thanh với công tác văn học nghệ thuật và đội ngũ nhà văn – chiến sĩ của Ngô Vĩnh Bình, Đại tướng Võ Nguyên Giáp - vị nhân tướng huyền thoại của Hoàng Quảng Uyên, Tiểu thuyết Việt Nam và nước ngoài về chiến tranh – vài nét đối sánh của Nguyễn Thanh Tú, Nửa chặng đường Cuộc thi truyện ngắn Văn nghệ Quân đội 2013-2014: Lực lượng mới, sinh khí mới của Nguyễn Đình Tú…

Văn nghệ Quân đội số 786+787 (tháng 12/2013) dự kiến sẽ ra mắt bạn đọc vào ngày 10 tháng 12 tới đây.

Văn

Nguyễn Trọng Nghĩa

Lời Người còn sáng mãi

Đỗ Tiến Thụy

Đại đoàn Quân Tiên phong - ngày ấy, bây giờ

An Bình Minh

Nỗi niềm Trường Sa

Chu Lai

Không có gì là không thể

Trịnh Sơn

Sóng gió Ô Cấp

Lý A Kiều

Váy Mông

Vũ Văn Song Toàn

Đôi mắt nhân gian

Nguyễn Chí Trung

Chuyện Mậu Thân ở Huế

Trầm Nguyên Ý Anh

Bên thềm mùa gió chướng

Inra Sara

Dáng Chăm đội

Thơ

Tố Hữu

Một con người

Đinh Ngọc Diệp

Ký ức Điện Biên

Lê Khánh Hoài

Gió Đại Phong vẫn thổi

Mai Thìn

Tổ quốc; Cây Rao Ráng trước hang Tám Cô

Nguyễn Trọng Văn

Nghĩ bên cột cờ Lũng Cú; Trong tĩnh lặng cõi thu

Nguyễn Thị Mai

Trước nghĩa trang Trường Sơn

Trần Danh Tu

Nhớ anh

Ngô Thế Lâm

Lá thư Trường Sa

Nguyễn Thị Thanh Long

Mùa nước nổi

Trúc Chi

Nhớ mùa nước lớn sông Hồng

Bình Nguyên

Nhớ làng; Cổ vật

Thái Hải

Sao gươm

Lệ Bình

Đường Trường Sơn nơi tôi một lần qua

Lương Sơn

Phố chiều

Nguyễn Văn Toại

Ngã ba

Vũ Bình Lục

Vuốt mắt cho cánh đồng; Vũng Rô

Nguyễn Trọng Luân

Cà Mau; Ban Mê ơi

Nguyễn Đức Thiện

Bản đồng ca; Chỉ vậy thôi trao cho con

Nguyễn Trọng Tạo

Tuổi ba mươi; Đề tặng xa khơi

Nguyễn Thị Anh Đào

Miền cỏ ngọt; Ngày giả dụ

Nguyễn Thanh Kim

Bến Hồ thu sang

Kiều Maily

Chiều phố lạ; Những mảnh ký ức vụn

Mã Văn Tính

Chiều Mộc Châu

Khaly Chàm

Phúc âm mùa xanh

Duy Hoàn

Thương lắm miền Trung

Nguyễn Minh Khiêm

Cỏ non; Khoảng lặng trong cánh đồng; Gảy đàn cho những nấm mộ

Quang Chuyền

Chuyện kể của người lính đảo

Phạm Minh Dũng

Gặp bạn Trường Sa

Hoàng Đình Quang

Quê tôi Trường Sa

Văn học nước ngoài

M. Saltycov - Shchedrin (Nga)

Mất lương tâm - Vũ Nho dịch

Bình luận văn nghệ

Ngô Vĩnh Bình

Đại tướng Nguyễn Chí Thanh với công tác văn học nghệ thuật và đội ngũ nhà văn - chiến sỹ

Hoàng Quảng Uyên

Đại tướng Võ Nguyên Giáp - vị nhân tướng huyền thoại

Lê Xuân Đức

Vở này ta tặng cháu yêu ta

Phạm Hồng Cư

Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến - một áng hùng văn thời đại Hồ Chí Minh

Nguyễn Thanh Tú

Tiểu thuyết Việt Nam và nước ngoài về chiến tranh - vài nét đối sánh

Nguyễn Đình Tú

Nửa chặng đường Cuộc thi truyện ngắn Văn nghệ Quân đội 2013-2014: Lực lượng mới, sinh khí mới

Nguyễn Văn Thành

Nhớ mãi nhà viết kịch quân đội Tạ Xuyên

Nguyên Thanh

Cội nguồn sáng tạo

Vương Trọng

Vọng phu chưa hóa đá

Tâm Anh

Đường thời đại - bộ trường thiên tiểu thuyết lịch sử đồ sộ về cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc

Quán văn

Hoàng Đăng Khoa - Đoàn Ánh Dương

Nghiên cứu văn học là một cách thức tham dự vào cuộc đời này.

VNQD
Thống kê
Bài đọc nhiều nhất
Bóng thầm mà rực rỡ trên mỗi trang văn

Bóng thầm mà rực rỡ trên mỗi trang văn

Sau những giờ lên lớp về lí thuyết, các ông chia nhau mỗi người kèm mấy học viên sáng tác... (CHÂU LA VIỆT) 

Anh Tựu trong "Vượt lũ"

Anh Tựu trong "Vượt lũ"

Anh Tựu của chúng tôi, ngoài đời là Thầy thuốc Ưu tú, tiến sĩ, dược sĩ chuyên khoa II Trần Tựu... (KIỀU BÍCH HẬU)

Giọt nước mắt mang hình vết thương

Giọt nước mắt mang hình vết thương

Cứ chiều chiều bà xay bột, tối tráng bánh rồi phơi, phơi đến khô thì mang ra chợ, vừa quạt than nướng vừa bán... (VŨ THANH LỊCH)

Tiếng chim bắt cô trói cột

Tiếng chim bắt cô trói cột

Chẳng biết bắt đầu từ đâu, nhưng trong kí ức của một đứa trẻ đôi lần lên núi kiếm củi, bứt lá rừng về lót chuồng cho lợn cho bò, thi thoảng gặp bụi sim chín ửng… thì núi sau lưng làng tôi được bắt đầu từ mé sông... (HỒ MINH TÂM)