VNQĐ kết nối  VNQĐ số mới

Tạp chí Văn nghệ Quân đội số 768 ( đầu tháng 3 năm 2013)

Thứ Tư, 06/03/2013 03:31

Tạp chí Văn nghệ Quân đội số 768 tháng 3 năm 2013 được mở đầu bằng cuộc trò chuyện giữa nhà văn Quân đội với các đồng chí Thiếu tướng Trần Xuân Hòe - Tư lệnh và đồng chí Thiếu tướng Trịnh Xuân Chuyền - Chính ủy Bộ Tư lệnh Đặc công xung quanh 16 chữ vàng mà bác Hồ đã trao tặng cho Bộ đội Đặc công.

Văn xuôi số này có các truyện ngắn đầu tiên tham dự cuộc thi truyện ngắn kéo dài 02 năm vừa được phát động trên Văn nghệ Quân đội: Bão trái mùa của Hoàng Thanh Hương, Cô giáo hoàng cung của Phạm Thuận Thành, Một… Hai… Ba… Bốn của Từ Nguyên Tĩnh và truyện ngắn hay tác giả tự chọn Nhạc công ống nước của Tô Hải Vân…

Truyện ngắn Bão trái mùa tác giả Hoàng Thanh Hương là câu chuyện về thân phận tình yêu mà ở đó có những mơ ước tưởng chừng như trong tầm tay nhưng lại trở nên xa vời và tuyệt vọng. Một cô gái bất hạnh từ nhỏ, nhuốm bụi khi vào đời đã quyết tâm rũ bỏ quá khứ của mình để làm lại cuộc đời bằng còn đường lương thiện. Tưởng như tình yêu đang kết trái khai hoa thì giông bão lại ập đến khi người tình của cô vì chạy theo vật chất đã đang tâm bỏ cô cùng đứa con trong bụng. Không từ bỏ đứa con, không đầu hàng số phận cô đã quyết định bỏ đi đến một nơi thật xa để làm lại từ đầu. Truyện chứa nhiều bi kịch nhưng thẫm đẫm tinh thần nhân văn.

Khai thác đề tài lịch sử và đề cập đến vấn đề lễ nghi trong chốn hậu cung nhưng Cô giáo hoàng cung của Phạm Thuận Thành lại bày ra cho người đọc những câu chuyện về sự đố kị, hiềm khích cùng mưu mô tranh quyền đoạt vị của phi tần cung nữ thời Lê. Chuyện về lễ nghi học sĩ Nguyễn Thị Lộ với thảm án “Lệ chi viên” khi xưa được tác giả khai thác theo cách nhìn riêng cũng đem lại cho bạn đọc nhiều điều thú vị.

Một… Hai… Ba… Bốn của nhà văn Từ Nguyên Tĩnh là câu chuyện cảm động về tình đồng đội của những người đã vào sinh ra tử một thời. Chiến tranh đã qua từ lâu, có những người mãi mãi nằm lại chiến trường, có những người trở về cuộc sống yên bình nhưng tình yêu, tình đồng đội thì mãi son sắc thủy chung như thở ban đầu.

Nhạc công ống nước là một truyện ngắn hay và khá tiêu biểu cho phong cách sáng tác của nhà văn Tô Hải Vân. Ở đó mỗi câu chuyện về cuộc đời của nhân vật Tú lại mang đến cho người đọc một nụ cười đầy dí dỏm như ta đã từng nghe thấy hoặc từng gặp đâu đó trong đời sống này.

Mùa xuân, tình yêu và Tổ quốc là chủ đề chính của phần thơ số này.

Phần bình luận văn nghệ là những nhận định đánh giá khá sâu sắc về văn chương đương đại nước nhà trong đó có những bài viết đáng chú ý của các tác giả Bích Thu, Đỗ Ngọc Yên, Hoài Phương…

Văn

Nguyễn Hữu Quý

Bộ đội Đặc công: Thời nào cũng phải “Đặc biệt tinh nhuệ”

Hoàng Thanh Hương

Bão trái mùa

Phùng Văn Khai

Với những người lính đặc công

Phạm Thuận Thành

Cô giáo hoàng cung

Từ Nguyên Tĩnh

Một… Hai… Ba… Bốn!

Nguyễn Xuân Lương

Hai người Hàn Quốc

Tô Hải Vân

Nhạc công ống nước

Thơ

Lâm Bằng

Cây ngàn hát khúc ru anh

Võ Ngột

Xuân biên giới

Bùi Huyền Tương

Về Lý Sơn

Hồ Thanh Điền

Ra đảo

Nguyễn Thị Thanh Long

Mơ xuân; Nửa vòng tay

Nguyễn Thị Liên Tâm

Người đàn bà của thời bom đạn

Đặng Thị Thanh Liễu

Về với hồn nhiên

Phan Hoàng

Tiếng chuông chùa giữa đại dương

Nguyễn Trọng Văn

Sớm xuân Hoàng Liên Sơn

Trịnh Sơn

Đêm vắng gì như vắng một đêm

Hoàng Thuấn

Xa

Vũ Thế Bôn

Điều đặc biệt Bác trao

Đàm Chu Văn

Bên cầu Rạch Chiếc

Thái Vĩnh Linh

Trầu cánh phượng

Đinh Quang Tốn

Lên Yên Tử nhớ vua Trần Nhân Tông

Lệ Bình

Yêu biển từ rừng

Lê Minh Chánh

Lặng; Thơ viết ở biển

Trần Thế Vinh

Cây tầm vông đã già

Vũ Gia Hà

Hướng đi

Nguyễn Trọng Hùng

Cố hương

Du An

Tìm mẹ; Diều; Chói mắt người

Trang nước ngoài

Fernando Sorrentino (Argentina)

Biến cố bất ngờ – Nguyễn Trung dịch

Bình luận văn nghệ

Bích Thu

Một vài cảm nhận về ngôn ngữ tiểu thuyết Việt Nam đương đại

Trần Thục

Một góc nhìn về văn xuôi nữ

Hòa Bình

Một kỉ niệm với nhà văn Đỗ Chu

Đỗ Ngọc Yên

Cảm thức làng trong Hạ thủy những giấc mơ

Hoài Phương

Sông và hành trình “bản ngã” của Nguyễn Ngọc Tư

Hồ Kiên Giang

Nhạc sĩ, Thiếu tướng Nguyễn Đức Trịnh: Sẽ có sự phát triển toàn diện, xứng đáng với vị thế một trường đại học đầu ngành của Quân đội

VNQD
Tin tức khác
Thống kê
Bài đọc nhiều nhất
Giọt nước mắt mang hình vết thương

Giọt nước mắt mang hình vết thương

Cứ chiều chiều bà xay bột, tối tráng bánh rồi phơi, phơi đến khô thì mang ra chợ, vừa quạt than nướng vừa bán... (VŨ THANH LỊCH)

Tiếng chim bắt cô trói cột

Tiếng chim bắt cô trói cột

Chẳng biết bắt đầu từ đâu, nhưng trong kí ức của một đứa trẻ đôi lần lên núi kiếm củi, bứt lá rừng về lót chuồng cho lợn cho bò, thi thoảng gặp bụi sim chín ửng… thì núi sau lưng làng tôi được bắt đầu từ mé sông... (HỒ MINH TÂM)

Bóng thầm mà rực rỡ trên mỗi trang văn

Bóng thầm mà rực rỡ trên mỗi trang văn

Sau những giờ lên lớp về lí thuyết, các ông chia nhau mỗi người kèm mấy học viên sáng tác... (CHÂU LA VIỆT) 

Anh Tựu trong "Vượt lũ"

Anh Tựu trong "Vượt lũ"

Anh Tựu của chúng tôi, ngoài đời là Thầy thuốc Ưu tú, tiến sĩ, dược sĩ chuyên khoa II Trần Tựu... (KIỀU BÍCH HẬU)

Giọt nước mắt mang hình vết thương

Giọt nước mắt mang hình vết thương

Cứ chiều chiều bà xay bột, tối tráng bánh rồi phơi, phơi đến khô thì mang ra chợ, vừa quạt than nướng vừa bán... (VŨ THANH LỊCH)

Tiếng chim bắt cô trói cột

Tiếng chim bắt cô trói cột

Chẳng biết bắt đầu từ đâu, nhưng trong kí ức của một đứa trẻ đôi lần lên núi kiếm củi, bứt lá rừng về lót chuồng cho lợn cho bò, thi thoảng gặp bụi sim chín ửng… thì núi sau lưng làng tôi được bắt đầu từ mé sông... (HỒ MINH TÂM)

Bóng thầm mà rực rỡ trên mỗi trang văn

Bóng thầm mà rực rỡ trên mỗi trang văn

Sau những giờ lên lớp về lí thuyết, các ông chia nhau mỗi người kèm mấy học viên sáng tác... (CHÂU LA VIỆT) 

Anh Tựu trong "Vượt lũ"

Anh Tựu trong "Vượt lũ"

Anh Tựu của chúng tôi, ngoài đời là Thầy thuốc Ưu tú, tiến sĩ, dược sĩ chuyên khoa II Trần Tựu... (KIỀU BÍCH HẬU)

prev
next