Tạp chí Văn nghệ Quân đội số 806 (đầu tháng 10/2014) mở đầu bằng bài đối thoại giữa phóng viên Tạp chí với Thiếu tướng Hoàng Văn Nghĩa – Chính ủy Binh đoàn Cửu Long – xoay quanh truyền thống vẻ vang bốn mươi năm xây dựng, cống hiến và trưởng thành của Binh đoàn.
Phần Văn xuôi số này giới thiệu tùy bút Hà Nội của ta - từ Giáp Ngọ đến Giáp Ngọ của nhà thơ Anh Ngọc nhân Kỉ niệm sáu mươi năm Ngày Giải phóng Thủ đô, và các truyện ngắn dự thi: Những bóng người trên đất của Trịnh Sơn, Dưới trời nắng gắt của Hồ Huy Sơn và Về phía cuối dòng của Đinh Phương.
Những bóng người trên đất đưa người đọc đến với một rẻo đất heo hút miền Nam Việt Nam những ngày trước Giải phóng. Đạn bom cứ chồm lên, dữ dội và tàn khốc. Cái chiến tuyến bên này – bên kia rạch ròi ngay trong một gia đình. Bằng kĩ thuật tự sự, trước hết là kĩ thuật dựng truyện khá chắc tay, truyện ngắn này là một cách diễn ngôn về “nỗi buồn chiến tranh”, về nhân quyền nói chung, nữ quyền nói riêng giàu tính nhân văn, nhân bản.
Dưới trời nắng gắt là câu chuyện cảm động, thấm đẫm tình nhân ái kể về hành trình tìm gặp và sở hữu hạnh phúc muộn màng của hai con người dưới đáy xã hội: một cô cave quá “đát” và một anh bán vé số mù. Trong một lần chị cứu thoát anh khỏi lưới giao thông, khỏi miệng lưỡi kinh hãi của tử thần, tấm vé số trúng giải đặc biệt mà hai người nâng niu chưa kịp ấm tay đã “cuốn theo chiều gió”, vô tăm tích. Sau cuối, chỉ có tình người, tình yêu nằm lại, họ vịn vào đó mà đứng dậy, mà nâng dìu nhau đi hết đoạn đời mình.
Về phía cuối dòng là câu chuyện lịch sử chấp chới thật giả, lấy cảm hứng từ sự kiện người anh hùng Nguyễn Thái Học cùng mười hai đồng chí của mình chịu án chém. Ở đó người đọc được chứng kiến cái nghi lễ chia xa đất mẹ, chia xa Hà Nội giản dị, thầm lặng, linh thiêng của những người con trung trinh, bất khuất của dân tộc trước khi họ lần lượt đi vào cõi bất tử. Ở đó đất trời và lòng người Hà Nội quánh đặc nỗi buồn thương, đồng vọng tráng khúc tiễn biệt.
“Truyện ngắn hay tác giả tự chọn” kì này là tác phẩm Muối của rừng của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp.
Phần Thơ số này ưu tiên đăng tải những thi phẩm về Hà Nội, về tình yêu, về những sắc màu văn hóa.
Gương mặt của mục “Văn nghệ Quân đội” giới thiệu là nhà thơ Nguyễn Nho Khiêm và chùm thơ tự chọn.
Phần Bình luận văn nghệ khá sinh động với sự góp mặt ấn tượng của các tác giả Đoàn Trọng Huy, Nguyễn Thị Tịnh Thy, Hà Thị Phương Nga, Lê Hồ Quang, Đỗ Phấn, Lê Trí Dũng.
Mục “Bạn đọc với truyện ngắn dự thi” là cảm nhận của bạn đọc Tâm Đan về tác phẩm Khe Mung Lung của Văn Thành Lê trên VNQĐ số 804.
Tạp chí Văn nghệ Quân đội số 806 (đầu tháng 10/2014) dày 120 trang với nhiều minh họa đẹp dự kiến phát hành ngày 05/10/2014. Mời quý vị đón đọc.
Văn
P.V
Binh đoàn Cửu Long: Phác thảo những hành trình
Trịnh Sơn
Những bóng người trên đất
Anh Ngọc
Hà Nội của ta - từ Giáp Ngọ đến Giáp Ngọ
Hồ Huy Sơn
Dưới trời nắng gắt
Đinh Phương
Về phía cuối dòng
Nguyễn Huy Thiệp
Muối của rừng
Thơ
Lê Huy Quang
Ta về Hà Nội đi em
Đàm Khánh Phương
Hà Nội - đêm 1969
Lưu Tuấn Kiệt
Nhớ một thời Hà Nội
Phong Vân
Hà Nội của tôi
Trịnh Công Lộc
Khát với Hoàng Sa; Giữa biển
Đặng Huy Giang
Một lần; Người đi
Phùng Trung Tập
Giàn trầu của mẹ; Trăng
Từ Nguyên Tĩnh
Người câu cá đêm; Đọc thơ
Nguyễn Hồng Minh
Hát trong hang đá
Nguyễn Thanh Kim
Niệm khúc tiễn anh
Chung Tiến Lực
Đất nước những cánh cung; Màu dân gian
Trương Nam Hương
Thoáng nghĩ về cỏ; Với chàng hát rong México; Sông mười bảy tuổi
Võ Sa Hà
Viết trong mưa
Trần Thị Huê
Sợi chỉ; Giọt sương mai
Phan Trung Thành
Chậm rãi tháng ngâu; Tiếng chuông trong bão khuya
Thành Văn
Ngày tuột dưới chân em; Khoảnh khắc
Lệ Bình
Tiếng sáo, vầng trăng
Nguyễn Thánh Ngã
Bên dòng Dakbla
Nguyễn Nho Khiêm
Hồn phố; Viết dưới chân núi Sơn Trà; Kiến
Bình luận văn nghệ
Đoàn Trọng Huy
“Ta nhận vào ta phẩm chất của Người”
Nguyễn Thị Tịnh Thy
Sáng tác và phê bình sinh thái -
tiềm năng cần khai thác của văn học Việt Nam
Hà Thị Thanh Nga
Phương Tây trong một số tác phẩm du kí văn xuôi chữ Hán thế kỉ XVIII-XIX
Lê Hồ Quang
Tất cả chúng ta “vừa sinh ra ở đó”
Lê Trí Dũng
Binh đoàn sinh viên năm ấy
Đỗ Phấn
Viết bằng kí ức hình ảnh
Tâm Đan
Nhân vật đặc biệt