VNQĐ online: Phần Văn xuôi số này giới thiệu các truyện ngắn dự thi Hồn xưa lưu lạc của Tống Ngọc Hân, Trôi theo dòng thời gian của Nguyễn Hoàng Lược và Tiếng đò của Tạ Ngọc Dũng.
Hồn xưa lưu lạc là tác phẩm viết khá nhuyễn, chắc tay về đề tài dân tộc miền núi. Truyện là một diễn ngôn kép: bi kịch của một cô gái Mông khi “hồn xưa” “lưu lạc” đến thế giới của người mà cô nhắm mắt đưa thân lấy đại làm chồng, và bi kịch của dân tộc Mông khi hồn vía cộng đồng bị bứng ra khỏi nơi nó hình thành, trú ngụ để “lưu lạc” đến những nơi được gọi là “Bảo tàng”, đến America và tận đẩu tận đâu nữa để mua vui, thỏa mãn sự hiếu kì của thiên hạ.
Trôi theo dòng thời gian là câu chuyện được viết khá tinh tế và ấn tượng về một cô gái kém nhan sắc nhưng tốt tính, giàu nghị lực. Cô muốn vượt lên đời nhàm tẻ đơn điệu bên chiếc máy may công nghiệp để khẳng định giá trị bản thân, tìm kiếm và sở hữu hạnh phúc, hiện thực hóa giấc mơ đổi đời. Thế nhưng, số phận cứ mãi “chơi khăm” cô, cái gọi là hạnh phúc cứ lơ lửng, chờn vờn đâu đó ở phía trước, cô bất khả chiếm giữ.
Tiếng đò khai thác đề tài chiến tranh cách mạng. Tác phẩm là câu chuyện ám ảnh về một thương binh tàn nhưng không phế. Người lính ấy không yên ổn trong đời thường, luôn chìm ngập trong dòng hồi tưởng miên man về quá khứ, trong nỗi ám ảnh không nguôi bởi khói lửa trận mạc. Với nghệ thuật tạo dựng không khí, nghệ thuật miêu tả khá điêu luyện, truyện ngắn này có thể coi là một đoản khúc bi tráng về tình đồng đội, về tình yêu, về nghị lực sống và khát vọng cống hiến của con người.
Phần Thơ số này là những tiếng vọng ký ức về nguồn cội, là những chiêm cảm về đa sắc màu văn hóa, muôn mặt đời thường.
Phần Bình luận văn nghệ có những bài viết đáng chú ý như Hồ Chí Minh – Võ Nguyên Giáp của Đoàn Trọng Huy, Văn học mạng và sự ảnh hưởng lên văn hóa đọc đương đại của Phan Tuấn Anh, Tập hợp những người quyền bính và gia đình trong sáng tác của Nam Cao từ góc nhìn nhân học văn hóa của Mai Anh Tuấn. Ngoài ra còn có sự góp mặt ấn tượng của các tác giả Giang Nam, Chu Lai, Đoàn Minh Tâm.
Văn nghệ Quân đội số 784 đầu tháng 11/2013 dự kiến sẽ ra mắt bạn đọc vào ngày 05 tháng 11 tới đây.
Văn
P.V
Lực lượng vũ trang Bình Phước: Phát huy truyền thống “Vượt qua Sông Bé oai hùng về Phước Long xây chiến thắng”
Tống Ngọc Hân
Hồn xưa lưu lạc
Nguyễn Đình Tú
“Săn đầu người” và câu chuyện về business ethics
Nguyễn Hoàng Lược
Trôi theo dòng thời gian
Tạ Ngọc Dũng
Tiếng đò
Đào Quang Bắc
Nghe mưa
Ngô Phan Lưu
Áng sáng cong
Thơ
Phan Thị Thanh Nhàn
Đại tướng ở trong nhà
Phạm Trọng Thanh
Trong ngõ Văn Nhân; Bài chòi trên biển
Lò Cao Nhum
Ông nội tôi khai sinh miền đất
Hoàng Anh Tuấn
Cao Bằng
Lê Huy Mậu
Mơ một ngày không; Quê ơi
Hoàng Thanh Hương
Ký ức; Buổi chiều & Nỗi nhớ
Hồ Thị Ngọc Hoài
Mùa thu năm ngoái; Chuyện nơi công sở
Đinh Công Thủy
Một ngày mùa đông; Từ một lãng quên
Văn Công Hùng
Phác thảo đêm; Trưa này
Hoàng Công Mai
Về đi anh
Hà Huy Đưởng
Nhớ quê
Vũ Đình Nguyệt
Chị em
Trịnh Duy Sơn
Nghe lời em dặn
Thu Hường
Xóm trọ phố tôi
Hữu Thọ
Lời hẹn
Võ Ngột
Giao mùa
Hàn Thủy Giang
Người cuốc đất giữa bình minh; Bài thơ hoa mận; Ở rất xa thế giới con người
Văn học nước ngoài
Alice Munro (Canada)
Đầm đỏ – Nguyễn Trung dịch
Bình luận văn nghệ
Đoàn Trọng Huy
Hồ Chí Minh – Võ Nguyên Giáp
Phan Tuấn Anh
Văn học mạng và sự ảnh hưởng lên văn hóa đọc đương đại
Đoàn Minh Tâm
Vài cảm nhận về truyện ngắn dự thi viết về đề tài người lính và chiến tranh cách mạng trên Tạp chí Văn nghệ Quân đội 2013-2014
Mai Anh Tuấn
Tập hợp những người quyền bính và gia đình trong sáng tác của Nam Cao từ góc nhìn nhân học văn hóa
Giang Nam
Quê hương - kỷ niệm của một thời
Chu Lai
Sự tử tế của hồi ức