VNQĐ kết nối  VNQĐ số mới

Tạp chí Văn nghệ Quân đội số 808 (đầu tháng 11/2014)

Thứ Tư, 29/10/2014 14:10

Tạp chí Văn nghệ Quân đội số 808 (đầu tháng 11/2014) mở đầu bằng bài đối thoại giữa phóng viên tạp chí với Đại tá Nguyễn Văn Đức, Chính ủy Bộ đội Biên phòng Đà Nẵng, xoay quanh chủ đề những người lính mang quân hàm xanh Đà Nẵng với cuộc vận động “Phát huy truyền thống, cống hiến tài năng, xứng danh Bộ đội Cụ Hồ”.

Phần Văn xuôi số này giới thiệu bút kí Đảo quê hương của Lưu Thị Bạch Liễu, đoản văn Nhớ mùa của Lê Nguyệt Minh và các truyện ngắn dự thi: Chúa Sim của Hương Thị, Hun hút cửa sông của Văn Thành Lê và Góc khuất cuối làng của Tống Ngọc Hân.

Chúa Sim là truyện ngắn pha nhuốm yếu tố liêu trai, viết về đề tài chiến tranh. Một người chồng có “nhiệm vụ” là ra đi, một người vợ có “nhiệm vụ” là chờ đợi, cả hai có “nhiệm vụ” là đón nhau trong ngày thống nhất, nhưng bao mùa sim hòa bình đi qua mà người vẫn bặt tăm. Một đứa trẻ mải chơi đi lạc, dính pháo Pháp, sự sống và cái chết đã xóa nhòa ranh giới, hiển hiện tự xưng là Chúa Sim. Cuối cùng người về cũng trở về, với cơ thể không còn nguyên vẹn. Hạnh phúc vỡ òa lẫn trộn với ám ảnh “Chúa Sim"...

Hun hút cửa sông là truyện ngắn về đề tài xã hội, đưa người đọc đến với một vùng cửa sông thuộc miền Đông Nam Bộ sau giải phóng. Nơi chứng kiến bao nhiêu biến dịch nóng lạnh thời cuộc. Nơi có những con người mang giấc mơ tìm đường sang miền đất hứa bên kia bán cầu với nhiều phiêu lưu, bi kịch. Nơi vương quốc của những con người sống đời thanh bần, nhẹ nhàng với cỏ cây sông nước, xa lạ với xô bồ đua chen. Cửa sông cứ hun hút gió, dung dưỡng, chở che người ở, đón đợi người lầm lạc quay về...

Góc khuất cuối làng cũng khai thác đề tài xã hội, là câu chuyện có phần ghê rợn về một làng quê đất chẳng lành, nơi mà văn hóa gia trưởng, nam quyền còn nguyên khối, ở đó hiện tồn một kiểu người với thói bất nhân, vô cảm, ích kỉ, u tối bản năng. Người hằn học trời. Trời phẫn nộ người. Mùa tuyệt diệt sẽ ngày một đến gần nếu nhân tính không được kịp thời giải cứu...

“Truyện ngắn hay tác giả tự chọn” kì này là tác phẩm Mãi không tới núi của nhà văn Nguyễn Việt Hà.

Phần Thơ số này dành dung lượng đáng kể để giới thiệu sáng tác của những tác giả trẻ đã và đang theo học tại Khoa Viết văn – Báo chí (Đại học Văn hóa Hà Nội) nhân kỉ niệm 35 năm thành lập Trường Viết văn Nguyễn Du (1979 – 2014).

Gương mặt "Văn nghệ quân đội" giới thiệu kì này là Mai Anh Tuấn và chùm thơ do tác giả tự chọn.

Phần Bình luận văn nghệ có sự góp mặt ấn tượng của các nhà nghiên cứu, phê bình Đỗ Hải Ninh, Yến Thanh, Trung Trung Đỉnh, Văn Giá, Lưu Khánh Thơ, Ngô Vĩnh Bình, Nguyễn Hữu Quý.

Mục “Từ nguyên mẫu đến nhân vật” số này là những chia sẻ hóm hỉnh, thú vị, đậm chất lính tráng của nhà văn Nguyễn Thế Tường về hạt nhân “nguyên mẫu” và những hư cấu, bịa tạc của truyện ngắn Hồi ức của một binh nhì.

Tạp chí Văn nghệ Quân đội số 808 (đầu tháng 11/2014) dày 120 trang dự kiến phát hành ngày 5/11/2014. Mời quý vị đón đọc.

Văn

Nguyễn Hữu Quý

Bộ đội Biên phòng Đà Nẵng: Sống có tình thương, đề cao trách nhiệm

Hương Thị

Chúa Sim

Lê Nguyệt Minh

Nhớ mùa

Lưu Thị Bạch Liễu

Đảo quê hương

Văn Thành Lê

Hun hút cửa sông

Tống Ngọc Hân

Góc khuất cuối làng

Nguyễn Việt Hà

Mãi không tới núi

Thơ

Phạm Thị Nhung

Niệm

Võ Thị Hà

Đôi khi

Phùng Thị Hương Ly

Chim núi gọi xuân

Du Nguyên

Giấc mơ loa kèn

Nguyễn Ngọc Giang

Chiêm bao của sách

Lữ Thị Mai

Lúc trời chưa rạng

Đậu Sỹ Nguyên

Hạt

Trần Văn Lương

Mẹ tôi

Đỗ Đăng Huỳnh

Cao nguyên đá và gió

Khúc Hồng Thiện

Em đừng mượn tiếng ca dao

Nguyễn Thị Kim Nhung

Cuối năm

Vi Thùy Linh

Nhớ Bà; Tháng mười một

Lương Hữu Quang

Sài thành; Kí tự 24 giờ

Hương Sinh

Cửa sổ ngôi nhà em chọn

Lan Chi

Có…

Vũ Xuân Hoát

Lúa chín

Nguyễn Thị Ngọc Hà

Giọt buồn trong vắt

Nguyễn Tấn Tuấn

Kí ức tháng mười

Nguyễn Đức Hậu

Có khi; Mẹ tôi con gái đồng chiêm

Tằng A Tài

Em treo biển đi vắng suốt mùa đông

Mai Anh Tuấn

Đuốc hoa; Ballad tháng 3; Tấu khúc XI

Bình luận văn nghệ

Đỗ Hải Ninh

Văn xuôi giai đoạn 1975-1985 - bước chuyển tiếp trong hành trình đổi mới văn học

Yến Thanh

Đoàn Ánh Dương và Không gian văn học đương đại

Trung Trung Đỉnh

Những ngày đầu của Trường Viết văn Nguyễn Du

Văn Giá

Tiểu thuyết nay trên nền phong tục xưa

Lưu Khánh Thơ

Nhà thơ Lưu Trùng Dương ở chiến trường Lào

Ngô Vĩnh Bình

Nhớ và tiễn biệt anh Phạm Ngọc Cảnh

Nguyễn Hữu Quý

Nhạc sĩ Trương Tuyết Mai trò chuyện với bóng mình

Nguyễn Thế Tường

Trần tình của một cựu binh nhì

VNQD
Thống kê
Bài đọc nhiều nhất
Nguyên mẫu nhân vật Năm Thao, Năm Lựu Đạn trong "Hoa xương rồng"

Nguyên mẫu nhân vật Năm Thao, Năm Lựu Đạn trong "Hoa xương rồng"

Sòng nhậu đầu tiên ở bãi, không bến không bờ tức giang hồ thiệt thọ, đã phết cho tôi Tàn sau Minh để hóa một Minh Tàn... (NGUYỄN TRÍ)

Vòng quay ra con số vòng xoay ra phận đời

Vòng quay ra con số vòng xoay ra phận đời

Tôi nhớ cho đến đầu năm lớp 9, một đêm Dưỡng đạp xe qua nhà tôi cho lại bộ sách rất mới. Dưỡng bảo nghỉ học. Chỉ vậy thôi rồi Dưỡng đi... (TỐNG PHƯỚC BẢO)

Cây thốt nốt quỳ trên núi Tưk-cot

Cây thốt nốt quỳ trên núi Tưk-cot

Tôi được nhiều lần sang Campuchia cùng các đội chuyên trách tìm kiếm, cất bốc, hồi hương hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam hi sinh qua các thời kì chiến tranh... (HỒ KIÊN GIANG)

Nguyên mẫu trong hai truyện vừa đầu tay viết cho thiếu nhi của tôi

Nguyên mẫu trong hai truyện vừa đầu tay viết cho thiếu nhi của tôi

Khi viết cuốn Những tia nắng đầu tiên tôi đã hóa thân vào các em nhỏ học sinh lớp 6 của năm học 1969 - 1970 ở Hà Nội... (LÊ PHƯƠNG LIÊN)