Tạp chí Văn nghệ Quân đội số 866 (đầu tháng 4/2017)

Thứ Bảy, 01/04/2017 00:56

chu phoong arial moi copy - Hướng tới kỉ niệm 60 năm ngày thành lập Hội Nhà văn Việt Nam (1957-2017), Tạp chí VNQĐ có cuộc đối thoại với các nhà văn, nhà thơ Vũ Tú Nam, Phan Thị Thanh Nhàn và Trần Đăng Khoa, xung quanh địa chỉ thân thuộc, ấm áp của các nhà văn chuyên và không chuyên cả nước. Bài đối thoại với tiêu đề Sống, học và viết - đó là ba nhiệm vụ của nhà văn sẽ mở đầu số tạp chí 866.
 
Phần Văn xuôi giới thiệu ghi chép Những người cảm thời gian của Lê Trung Cường, tản văn Hoa gạo tháng Ba của Sương Nguyệt Minh và các truyện ngắn Thị dân của Nguyễn Việt Hà, Con ma trong hội xô xe của Phạm Duy Nghĩa, Những mặt trời trên cỏ của Vũ Thanh Lịch.
 
Thị dân là một cái nhìn lướt bức tranh đời sống thị dân Hà thành qua nhãn quan của một “con giai phố cổ”. Truyện ngắn, bằng chiến lược tự sự dềnh dàng, trì hoãn để đi đến bật bung một cái kết kịch tính, dồn đẩy tiếng cười hài hước lên đến cao trào. Hà Nội này là thế, và ở đâu cũng vậy, quẩn quanh chật hẹp, loãng và nhạt như cốc cà phê đã tan hết đá…
 
Con ma trong hội xô xe lại ám dụ người đọc đến với không gian dân tộc miền núi, để kể cho họ một câu chuyện mù mờ, tin cũng được mà không tin cũng được, từ điểm nhìn của nhân vật trần thuật có vẻ đáng tin. Thế giới này luôn quyến rũ, một phần bởi nó mang chứa nhiều huyền bí, nằm ngoài khả năng tường giải của con người.
 
Những mặt trời trên cỏ, bằng thủ pháp dòng ý thức, mở ra những suy tư của một công chức trung niên ở hiền mãi mà chẳng gặp lành về nhân tâm thế sự, về cái gọi là “mắt của ông giời”. Mọi sự trên đời này hiện tồn như thế nào đều là do ý nghĩ. Chỉ những cái nhìn khỏe khoắn mới có thể nhận ra những mặt trời con vừa sà xuống vừa nở bung trên cỏ…
 
“Truyện ngắn hay tác giả tự chọn” kì này là Vệ sĩ của quan châu của nhà văn Ma Văn Kháng. Những con suối vắng dấu chân người, những khu rừng hoang sơ nguyên thủy trên đường lên với vùng cao Y Tí, nóc nhà của tỉnh Lao Cai là khung cảnh lâm tuyền hoang dã để nhà văn đã đóng đinh tên tuổi vào đề tài dân tộc miền núi này có thể kiến dệt nên một câu chuyện hấp dẫn, vừa thật, vừa quái dị hoang đường.
 
Phần Thơ số này đa giọng điệu, đa cảm hứng, với sự quy tụ của những gương mặt thân quen. Nhân vật “VNQĐ giới thiệu” là tác giả thơ Nguyễn Hồng, cây bút sinh năm 1981, hiện sống và làm việc tại Nghệ An.
 
Phần Bình luận văn nghệ là những bài viết sinh động, hấp dẫn của các tác giả Đỗ Thị Ngọc Chi, Gia Nghi, Ngô Hương Giang, Lê Hữu Trúc, Thanh Hoa, Hoàng Phước Lộc và Nguyễn Văn Hùng. 
 
Tạp chí Văn nghệ Quân đội số 866 (đầu tháng 4/2017) dày 120 trang với nhiều tranh, minh họa đẹp, dự kiến sẽ ra mắt bạn đọc cả nước ngày 5/4/2017. Mời quý vị đón đọc.

 

bia 866 convert


Văn
PV
Sống, học và viết - đó là ba nhiệm vụ của nhà văn  
Nguyễn Việt Hà
Thị dân  
Lê Trung Cường
Những người cảm thời gian  
Ma Văn Kháng
Vệ sĩ của quan châu  
Sương Nguyệt Minh
Hoa gạo tháng Ba  
Phạm Duy Nghĩa
Con ma trong hội xô xe  
Vũ Thanh Lịch
Những mặt trời trên cỏ
 

Thơ
Lê Thanh My
Tự nghĩ; Những ngày buồn không lối đi  
Trần Nhật Minh
Cha; Ô cửa mưa; Những ngày em đi vắng  
Văn Công Hùng
Tháng Ba phấp phỏng; Những tiếng gõ  
Trần Ngọc Mỹ
Ở một nơi nào đó; Khi em nhớ  
Khúc Quốc Ân
Gió  
Nghiêm Quốc Thanh
Những chuyến xe đêm  
Đan Thành
Lính say; Mùa gặt  
Hồng Thanh Quang
Bốn mùa tôi phải lòng em;
Đã kết thúc trong tôi mùa hạ; Hi vọng cuối  
Trần Sang
Đào Hữu Cảnh của tôi; Giọt;
Anh nhớ Sài Gòn anh không nhớ em  
Trần Lợi
Những đoản khúc tặng cánh đồng; Hoa vàng trên mộ;
Xa ngái những mùa trăng  
Phùng Hải Yến
Nén; Kí ức về cha  
Vũ Xuân Hoát
Bạn về; Mình yêu nhau  
VNQĐ
Giới thiệu tác giả Nguyễn Hồng
(Viết cho ngày con sinh; Nói nhỏ với chồng; Lạc)
Mã Giang Ba
Trước nhà bia liệt sĩ  
Lê Huy Quang
Mở hè; Biển chiều  
Lê Văn Vỵ
Khói đồng; Mình  
Phan Tùng Sơn
Đa cảm Sài Gòn  
 

Bình luận văn nghệ
Đỗ Thị Ngọc Chi
Người thầy đầu tiên của Chủ tịch Hồ Chí Minh  
Gia Nghi
Chủ nghĩa tối giản và thơ Việt Nam đương đại  
Ngô Hương Giang
Chủ nghĩa duy lí kĩ thuật và sự khủng hoảng các giá trị nhân văn  
Lê Hữu Trúc
Đình làng Bắc Bộ  
Thanh Hoa
Múa dân tộc thiểu số trong xã hội đương đại  
Hoàng Phước Lộc
Những trang văn dậy mùi đất  
Nguyễn Văn Hùng
Napoléon và tấn bi kịch của quyền lực  

VNQD
Thống kê