Tạp chí Văn nghệ Quân đội số 864 (đầu tháng 3/2017)

Thứ Sáu, 03/03/2017 12:20
logo - Nhằm giúp độc giả có cái nhìn sâu rộng hơn về lực lượng bộ đội công binh, Tạp chí Văn nghệ Quân đội đã có cuộc đối thoại với Thiếu tướng Phùng Ngọc Sơn, Tư lệnh Binh chủng Công binh. Bài đối thoại do nhà văn Đỗ Tiến Thụy ghi với tiêu đề Bộ đội công binh đẹp cả trong chiến tranh và hòa bình sẽ mở đầu tạp chí VNQĐ số 864.  

 

Phần Văn xuôi giới thiệu ghi chép Dấu chân người lính trung đoàn của Hồng Hạnh, tạp văn Để làm con mọt nhà hát của Kiều Bích Hậu, các truyện ngắn Gió trên đỉnh Chư Lầu Thúy của Nguyễn Phú, Vọng phu thê của Lê Minh Hà và Làng giai nhân của Đoàn Ngọc Hà.
 
Gió trên đỉnh Chư Lầu Thúy mở ra tâm trạng ngổn ngang bộn bề của một chiến sĩ biên phòng tuổi hai mươi trong sáng, thánh thiện, run rẩy trắc ẩn trước thời khắc hoàn thành nghĩa vụ quân sự. Phía sau là núi rừng, là đồng đội ăm ắp tình đất tình người. Phía trước là xứ Hàn, là người mẹ lạc trôi vào vòng xoáy cạm bẫy, đang rất cần được giải cứu…
 
Vọng phu thê, với cảm quan hiện sinh nhân văn nhân bản, là một cách thế giải thiêng huyền thoại về nàng Tô Thị ngóng chồng hóa đá. Cái vẫn được mặc định là kì diệu, là tận cùng thủy chung, nếu được nhìn bằng cái nhìn phản tỉnh, chỉ là kì tích chịu đựng tận cùng khổ đau. Con người sinh ra là để sống trăm năm kiếp người, chứ không phải là để trơ ngàn năm kiếp đá…
 
Làng giai nhân mượn câu chuyện cô gái lai từ “mẫu quốc” Pháp tìm về làng quê mẹ ở miền Bắc Việt Nam, mượn tiếng cười humor để khóc cho vết thương chiến tranh trên cơ thể vương quốc hậu thuộc địa - nơi mà đàn bà vừa là sức mạnh, vừa là những kẻ tội tình đáng thương nhất. Quá khứ cần được khép lại, nhưng khép không có nghĩa là quên…
 
“Truyện ngắn hay tác giả tự chọn” kì này là Rừng đêm cuối năm của nhà văn Nguyễn Bản.
 
Phần Thơ nổi lên cảm hứng chủ đạo là suy tư về mùa xuân, về sự chuyển vần của càn khôn, sự thay đổi nơi chủ thể con người về tâm thế sống, tâm thế sáng tạo…
 
Gương mặt của “VNQĐ giới thiệu” là nữ tác giả thơ trẻ người dân tộc Mường (Thanh Hóa) có bút danh Tú Anh, người mà hồn thơ luôn thuộc về “phía núi”.
 
Phần Bình luận văn nghệ có sự góp mặt ấn tượng của các cộng tác viên thân thiết như TS Nguyễn Thanh Tâm, nhà phê bình Bùi Việt Thắng và của các cộng tác viên mới mẻ như TS Trần Viết Thiện, Anh Nga, Trung Việt, Nguyễn Thị Bích.
 
Tạp chí Văn nghệ Quân đội số 864 dày 120 trang với nhiều tranh, minh họa đẹp, dự kiến ra mắt bạn đọc cả nước ngày 5/3/2017. Mời quý vị đón đọc.

 
bia so moi

 
Văn
Đỗ Tiến Thụy
Bộ đội công binh đẹp cả trong chiến tranh và hòa bình  
Nguyễn Phú
Gió trên đỉnh Chư Lầu Thúy  
Hồng Hạnh
Dấu chân người lính trung đoàn  
Lê Minh Hà
Vọng phu thê  
Nguyễn Bản
Rừng đêm cuối năm  
Kiều Bích Hậu
Để làm con mọt nhà hát  
Đoàn Ngọc Hà
Làng giai nhân  
 

Thơ
Huỳnh Minh Tâm
Chúng ta vì quê hương; Trang sách  
Nguyễn Thị Mai
Hoa núi; Vẻ đẹp buốt trời  
Hoàng Thụy Anh
Chờ đợi mùa xuân chảy từ ô cửa khác; Nói với anh  
Phùng Trung Tập
Cánh võng khoảng trời; Hương cau vầng trăng  
Trương Nam Chi
Giữa thông thênh đời; Biết là thế  
Nguyễn Minh Đức
Giấc mơ đá vỡ; Khúc hát tháng Giêng; Miên man Pleiku    
Người Biên Tập
Với những vần thơ xuân  
Hương Sinh
Bóc chợ Cái Răng; Nhớ con  
Vi Thùy Linh
ViLi ở Giverny; Sóng sáng  
Đinh Thị Như Thúy
Ngày lạnh; Im lặng ngày xuân; Ngôi nhà  
VNQĐ
Giới thiệu thơ Tú Anh (Gỡ lời bùa ngải;
Vườn quen ngày đón cha về; Nhớ đá)  
Lê Khánh Mai
Khi người ta già; Ngày mới; Hà Nội mùa đông đầu thế kỉ  
Mai Văn Phấn
Chim sâm cầm trong hồ; Khép cánh; Chuyển vần        
Mai Diệp Văn
Quán vắng  
Kai Hoàng
Đối thoại với mùa xuân; Những bóng cây mùa phố        
Huyền Thư
Sâu trong đôi mắt em; Mùa hạnh phúc  
 

Bình luận văn nghệ
Anh Nga
Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến
của Chủ tịch Hồ Chí Minh nhìn từ góc độ văn học  
Nguyễn Thanh Tâm
Phác thảo thơ trẻ Việt Nam đương đại  
Trần Viết Thiện
Tiểu thuyết Tạ Duy Anh và sự xâm nhập thể loại        
Trung Việt
Nhà văn Nguyễn Một - người đi tìm dòng sông kí ức    
Bùi Việt Thắng
Giữa đôi bờ văn thơ  
Nguyễn Thị Bích
Thời xa vắng - hành trình từ văn học đến điện ảnh       
 
 
 
 
 
 
 

 
VNQD
Thống kê