Tạp chí Văn nghệ Quân đội số 879 (cuối tháng 10/2017)

Thứ Hai, 16/10/2017 06:41
chu phoong arial moi copy - “Thế giới bấp bênh/ những ý nghĩa thỏa thuận”. Trương Đăng Dung đã để hai câu thơ trên ở cuối tập thơ Những kỷ niệm tưởng tượng. Hai câu thơ vừa gói nén vừa phơi mở những suy niệm triết học (triết học ngôn ngữ, triết học hiện tượng luận...) về thế giới nói chung, về cơ chế tạo nghĩa của văn bản văn học trong quan hệ với người đọc, về khoảng cách tất yếu giữa bản dịch và nguyên tác... nói riêng. Bài trò chuyện cùng nhà lí luận văn học, nhà thơ, dịch giả Trương Đăng Dung do Hoàng Đăng Khoa thực hiện mở đầu tạp chí số này sẽ giúp người đọc hiểu hơn, rằng không phải ngẫu nhiên mà Trương Đăng Dung đặt hai câu thơ trên ở vị trí cuối, vừa khép lại vừa mở ra, tập thơ tâm huyết của mình.

Phần Văn xuôi giới thiệu bút kí Trở về nghe sông núi của Hoàng Thị Trúc Ly, tản văn Ba chỉ ba phải của Nguyễn Trương Quý, cùng các truyện ngắn Mộ núi của Nguyễn Thị Việt Hà; Con nhện của Nguyệt Chu; Mùa chim ngói bay về của Hà Nguyên Huyến.

Mộ núi  giúp người đọc hiểu sâu hơn về thân phận những cô dâu Việt vì hoàn cảnh phải lấy chồng ngoại quốc, sống trên đất người. Họ có sung sướng không? Họ cần gì, mong ngóng điều gì? Đời sống tình cảm của họ ra sao? Thêm nữa, những người thân chờ đợi họ ở mảnh đất nơi họ sinh ra thì thế nào?...

Con nhện mở ra khoảng thời gian chuyển giao quyền lực giữa nhà Lý với nhà Trần. Dưới cái nhìn của người kể chuyện là một con nhện, tất cả âm mưu, tình yêu, lí trí, hận thù, trách nhiệm... của con người dần dần được hé lộ. Một tấm mạng lạnh lùng, chồng chéo đan ra, trên đó phận người vướng lên, mắc lại...

Mùa chim ngói bay về dẫn người đọc quay lại với mối quan hệ giữa người với người trong làng quê Việt. Có những ứng xử tưởng đúng đấy mà lại là sai đấy, và  ngược lại. Sau cuối, cái còn lại ở những quan hệ là tình người, thứ trường tồn, lưu truyền từ đời này sang đời khác không biến chuyển...

Phần Thơ số này nổi lên là những suy tư, trăn trở về quê hương đất nước, về tình yêu đôi lứa, về tình nghĩa gia đình... “Thơ trong những tập thơ” là thi tập Chậm hơn sự dừng lại của Trần Tuấn, Nxb Hội Nhà văn, 2017 và chùm bài tiêu biểu do Đoàn Văn Mật chọn, giới thiệu. “Thơ trên bàn biên tập” số này nói về những tác phẩm không được chọn in, về những nuối tiếc của biên tập viên với những tác phẩm đó.

Trang Văn học nước ngoài kì này giới thiệu truyện ngắn Vật quấn quanh cổ mi của nhà văn Chimamanda Ngozi Adichie (1927) người Nigeria do Trần Ngọc Hiếu chuyển ngữ.

Phần Bình luận văn nghệ là những bài viết đáng chú ý của các tác giả Nguyễn Văn Hùng, Phạm Xuân Nguyên, Thanh Thảo, Bùi Việt Thắng, Lê Thị Dương.

Tạp chí Văn nghệ Quân đội số 879 (cuối tháng 10/2017)  dày 120 trang với nhiều tranh, minh họa đẹp, dự kiến sẽ ra mắt bạn đọc cả nước ngày 20/10/2017. Mời quý vị đón đọc.
 
bia 879

Văn
Hoàng Đăng Khoa
“Thế giới bấp bênh những ý nghĩa thỏa thuận”
Nguyễn Thị Việt Hà
Mộ núi
Hoàng Thị Trúc Ly
Trở về nghe sông núi
Nguyệt Chu
Con nhện
Hà Nguyên Huyến
Mùa chim ngói bay về
Nguyễn Trương Quý
Ba chỉ ba phải
 

Thơ
Huỳnh Thúy Kiều
Đánh thức sông Hồng; Ru giấc phù sa; Phồn sinh giấc cỏ 
Nguyễn Thị Mai
Gửi bạn miền sen; Em gái H’mông xuống chợ
Trần Thu Hà
Học nước; Anh tôi
Đinh Thị Như Thúy
Chỉ chúng ta mới có quyền kết thúc cuộc chơi này
P.N.Thường Đoan
Gà không gáy bông lí vẫn xanh; Những vòng quay;
Rừng xưa còn lại
Trần Thị Huyền Trang
Trên cánh đồng; Heo may; Bài hát của gió
Phạm Trọng Thanh
Đi chợ Cầu Vồng; Gặp chàng Xã Lãi
Người Biên Tập
Nói về sự nuối tiếc
Đồng Chuông Tử
Dâng mẹ; Thị trấn lập đông
Nguyễn Tấn Tuấn
Vỏ đêm; Bài thơ hồi sinh
Đặng Hiển
Tâm sự của một anh hùng; Xương rồng
Đoàn Văn Mật
Cuộc hành trình của ý nghĩ  (Đọc Chậm hơn sự dừng lại của Trần Tuấn, Nxb Hội Nhà văn, 2017)
 

Văn học nước ngoài
Chimamanda Ngozi Adichie
Vật quấn quanh cổ mi (Trần Ngọc Hiếu dịch)
 

Bình luận văn nghệ
Nguyễn Văn Hùng
Hình tượng Bác Hồ trong văn xuôi Việt Nam đương đại     
Phạm Xuân Nguyên
Văn học mạng là gì?
Thanh Thảo
Nghệ thuật của nhân loại
Bùi Việt Thắng
Cái nhìn lập thể đời sống
Lê Thị Dương
Lưu Quang Vũ - Người đương thời
 
VNQD
Thống kê