Tạp chí Văn nghệ Quân đội số 873 (cuối tháng 7/2017)

Thứ Sáu, 14/07/2017 15:40

logo - Tháng 7, tháng tưởng niệm, tri ân những người đã hi sinh, cống hiến máu xương cho Tổ quốc. Tháng 7 năm 2017 càng có ý nghĩa đặc biệt khi cả nước kỉ niệm 70 năm Ngày thương binh, liệt sĩ. Tạp chí VNQĐ có chuyến hành hương tâm linh vào Quân khu 4, nơi có những danh địa đã trở thành biểu tượng của lòng dũng cảm, ý chí bất khuất và sự hi sinh to lớn của chiến sĩ và nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước như Truông Bồn, Ngã ba Đồng Lộc, Hang Tám Cô, Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Đường Chín, Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Trường Sơn, Thành cổ Quảng Trị… Tháng bảy trên “tuyến lửa” năm xưa - bài đối thoại giữa tạp chí và Trung tướng Võ Văn Việt, Chính ủy Quân khu 4 - sẽ mở đầu tạp chí số này.

 
Phần Văn xuôi giới thiệu ghi chép Cuộc đời chị Tấm của Lê Tuấn Lộc, tạp văn Mùa hạ cũ của Đỗ Văn Nhâm và các truyện ngắn Cánh rừng tình yêu của Trung Trung Đỉnh, Người của một thời của Hồ Tĩnh Tâm, Giấc mơ mùi hoa oải hương của Phạm Kim Sơn.
 
Cánh rừng tình yêu, đúng như tên gọi của nó, mở ra câu chuyện tình yêu dang dở, trái ngang, đầy ám ảnh giữa một chị nuôi là gái dân tộc đã có chồng như bông hoa rừng căng nở hết mình và một lính trinh sát trai tân oai phong, trí thức, hào hoa, lịch lãm. Tình yêu đích thực vừa vô vị lợi, vừa là liều cứu rỗi, vượt ra ngoài hàng rào đạo đức chật hẹp, và chấp nhận trả giá…
 
Người của một thời đưa người đọc hồi cố những ngày rực lửa nơi chiến dịch đường 9 Nam Lào. Ở đó có câu chuyện của hai người đồng đội cùng vào sinh ra tử. Một người nằm lại đâu đó trên cánh rừng Khe Sanh - Quảng Trị. Một người trở về nhưng không còn gì để mất. Cái kết truyện có hơi hướng cổ tích nhưng dư ba của truyện vẫn là những dư chấn khủng khiếp từ chiến tranh…
 
Giấc mơ mùi hoa oải hương, vừa hiện thực đến trần trụi tỉnh khô đương đại, vừa kì ảo đến mộng mị vấn vít liêu trai, mở ra những diễn ngôn về đàn ông đàn bà giàu sức ám gợi. Cái sự đúc kết “Đàn ông nông nổi giếng khơi/ Đàn bà sâu sắc như cơi đựng trầu” trở nên lung lay, đổi chiều trước tự sự của người đàn bà không biết là thật hay chỉ là giấc mơ trong truyện...
 
Trang Văn học nước ngoài giới thiệu tiểu luận Tiểu thuyết gia có thể quá năng suất không? của Stephen King, nhà văn nổi tiếng người Mĩ, do Nguyễn Huy Hoàng dịch từ nguyên bản tiếng Anh.
 
Phần Thơ số này tiếp tục dành dung lượng đáng kể đăng tải những thi phẩm đề tài, cảm hứng thương binh, liệt sĩ. “Thơ trong những tập thơ” là thi tập Bài ca vỗ cánh của Trần Ngọc Mỹ, Nxb Hội Nhà văn, 2017 và chùm bài tiêu biểu do nhà thơ Phùng Văn Khai chọn và giới thiệu.
 
Phần Bình luận văn nghệ có sự góp mặt của GS-TS Đinh Xuân Dũng, PGS-TS Triệu Hồng, TS Đỗ Thị Hường, TS Nguyễn Thanh tâm và TS Nguyễn Văn Hùng.

 
bia

Văn
PV
Tháng Bảy trên “tuyến lửa” năm xưa 
Trung Trung Đỉnh
Cánh rừng tình yêu 
Lê Tuấn Lộc
Cuộc đời chị Tấm  
Hồ Tĩnh Tâm
Người của một thời  
Phạm Kim Sơn
Giấc mơ mùi hoa oải hương  
Đỗ Văn Nhâm
Mùa hạ cũ  
Mai Anh Tuấn
Xa Xứ
 
Thơ
Nguyễn Hải Triều
Bài thơ dưới đáy ba lô; Thượng Đức 
Ngô Kim Đỉnh
Bầm đã đi xa lắm; Một cuộc kiếm tìm 
Trần Văn Lợi
Khóc một giấc mơ; Mười vầng mây trắng Trọ Voi 
Bùi Ngọc Phúc
Làng tôi mùa đông; Phút cuối 
Nguyễn Vũ Tiềm
Hoàng Sa 
Vũ Quần Phương
Tạ từ cây đường Voi Phục; Trẻ con đi học 
Nguyễn Hữu Quý
Gửi em, cô thợ may quân phục;
Vẫn ấm áp tình thương của Bác 
Nguyễn Quang Hưng
Đồng đội sao vàng; Vườn thuốc lính 
Phùng Trung Tập
Rêu xanh; Tin yêu 
Nguyễn Thị Anh Đào
Tiếng gọi; Cuối hạ 
Phạm Phương Lan
Nốt lặng yêu thương; Nào gió, nào cây 
Hương Sinh
Địa đầu Tổ quốc; Khuya dòng sông mẹ 
Nguyễn Thanh Tùng
Sông mẹ; Ngoài 
Hoàng Anh Tuấn
Đánh chuyền; Cỏ gà 
Nguyễn Anh Nông
Lặng lẽ trăng vàng 
Nguyễn Thế Hùng
Mượn; Xin đừng hỏi 
Lê Quang Trạng
Trên mặt đất 
Phùng Văn Khai
Cánh cửa thi ca đang mở (đọc Bài thơ vỗ cánh,
tập thơ của Trần Ngọc Mỹ) 
 
Văn học nước ngoài
Stephen King (Mĩ)
Tiểu thuyết gia có thể quá năng suất không?
(Nguyễn Huy Hoàng dịch) 
 
Bình luận văn nghệ

Triệu Hồng
Người phía quân Tưởng trong Nhật kí trong tù của Hồ Chí Minh 
Đỗ Thị Hường
Truyện ngắn Ivan Bunin từ góc nhìn văn hóa 
Đinh Xuân Dũng
Khẳng định và nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng
trên lĩnh vực văn hóa - văn nghệ 
Nguyễn Thanh Tâm
Giá trị của văn học đại chúng trong cấu trúc văn hóa đương đại 
Nguyễn Văn Hùng
Tiếng nói đa âm về thân phận con người 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

 
VNQD
Thống kê