Tạp chí Văn nghệ Quân đội số Tết Mậu Tuất

Thứ Hai, 29/01/2018 17:57
chu phoong arial moi copy - Mừng Tết Mậu Tuất 2018, Tạp chí Văn nghệ Quân đội phát hành số đặc biệt 886 + 887, quy tụ những cộng tác viên thân thiết, những nhà văn nhà thơ nhiều thế hệ đã gắn bó mật thiết với tạp chí; với số lượng bài vở phong phú, hấp dẫn cả về nội dung lẫn hình thức, đây là món ăn tinh thần không thể thiếu trong mâm cỗ báo xuân đang tràn về khắp nẻo đất nước, một món ăn đầu xuân khỏe khoắn đầy chất lính.

Phó giáo sư tiến sĩ Nguyễn Thế Kỷ là người “xông đất” cho mục trò chuyện năm Mậu Tuất 2018. Bài trò chuyện giúp độc giả có cái nhìn toàn diện hơn về đời sống văn học – nghệ thuật – báo chí nước nhà một năm vừa qua. Trong đó có những ghi dấu đậm nét trên nhiều lĩnh vực, đạt được nhiều thành tựu nhưng cũng đặt ra không ít vấn đề đáng quan tâm. Bài trò chuyện nhan đề Hiện thực cuộc sống là nơi bắt đầu và cũng là đích đến của người nghệ sĩ cách mạng.

Phần Văn xuôi giới thiệu ghi chép Tây Nguyên, chưa xa lòng đã nhớ của Nguyễn Việt Hùng; Miền đất chư thiên và giấc mơ ở một thủ đô không có đèn xanh đèn đỏ của Đỗ Doãn Hoàng; Người Cô Tô của Đinh Phương; tản văn Lung linh tết Tày của Y Phương; Đoạn văn ngắn Trung úy Thúng của Nguyễn Trọng Luân. Cùng các truyện ngắn hưởng ứng cuộc thi Lửa mới gồm: Khỏa trần của Sương Nguyệt Minh; Những ngày xa xưa của Ma Văn Kháng. Đặc biệt, các truyện ngắn đầu tiên của cuộc thi truyện ngắn Lửa mới gửi về Tạp chí đã được chọn đăng gồm: Xông nhà của Đoàn Ngọc Hà; Hoa cho người ở lại của Nguyễn Toàn Thắng; Những đứa trẻ tóc bạc của Trần Nhã Thụy.

Khỏa trần hé “cửa” cho người đọc trở lại khung cảnh xưa trong chiến tranh. Nơi có con suối, cánh rừng, nữ và nam chiến sĩ trẻ hồn nhiên. Họ không quen biết nhau, họ có chung nhau một dòng nước mát và cái thanh khiết của tuổi đôi mươi. Sẽ không có gì xảy ra nếu như sự cứng rắn, lí tính hóa của con người cùng cái nghiệt ngã của chiến tranh không mang họ về cõi khác...

Những ngày xa xưa của Ma Văn Kháng như những thước phim về Hà Nội những năm 70 của thế kỉ trước, trước và sau mười hai ngày đêm lịch sử. Với một câu chuyện tình yêu trong sáng, ngọt ngào, với những số phận bị chiến tranh cuốn vào vòng xoáy của nó. Bạn đọc hoàn toàn có thể tiếp tục mong ngóng vào những tác phẩm tiếp theo của cây bút truyện ngắn xuất sắc hàng đầu của văn học Việt Nam này.

 Xông nhà; Hoa cho người ở lại; Những đứa trẻ tóc bạc là ba truyện ngắn mở màn cho cuộc thi truyện ngắn sẽ kéo dài trong suốt hai năm tới trên Văn nghệ Quân đội. Mỗi truyện ngắn là một giọng điệu, một chủ đề, một hơi văn, một vóc dáng, sẽ mang tới cho độc giả những cung bậc cảm xúc khác biệt trong mùa xuân này.

Trang Văn học nước ngoài giới thiệu truyện ngắn Con mèo của nhà văn Mĩ, Mary Eleanor Wilkins Freeman do Nguyễn Thị Thùy Linh dịch từ nguyên bản tiếng Anh.

Phần Thơ là những cảm giác hồi hộp, nhớ nhung của một mùa Xuân mới đang về trên khắp nẻo quê hương. Gương mặt “VNQĐ” giới thiệu số này là nhà thơ Văn Triều, hiện sống và làm việc tại Trà Vinh. “Thơ trong những tập thơ” là thi tập Ru giấc phù sa của Huỳnh Thúy Kiều, Nxb Hội Nhà văn, 2017 và chùm bài tiêu biểu do Lý Hữu Lương chọn, giới thiệu. “Thơ trên bàn biên tập” là những day dứt của Người Biên Tập với thơ Xuân gửi về Tạp chí.

Phần Bình luận văn nghệ là những bài viết đáng chú ý của các tác giả Nguyễn Tiến Bình, Phạm Văn Vũ, Nguyễn Thanh Tâm, Tâm Anh, Lê Quốc Hiếu, Anh Vũ, Nguyễn Thị Quất, Chu Lai, Lê Thiếu Nhơn, Nguyễn Văn Hùng.

Tạp chí Văn nghệ Quân đội số tết Mậu Tuất dày 200 trang với nhiều phụ bản, tranh, minh họa ấn tượng của các họa sĩ Lê Trí Dũng, Bùi Quang Đức, Ngô Xuân Khôi, Nguyễn Đăng Phú, Phạm Hà Hải, Lê Huy Quang, A Sáng, Lê Anh Vân dự kiến sẽ ra mắt bạn đọc cả nước ngày 3/2/2018. Mời quý vị đón đọc!

 
IMG 0373

Văn
Đỗ Bích Thúy
Hiện thực cuộc sống là nơi bắt đầu và cũng là đích đến của người nghệ sĩ cách mạng
Sương Nguyệt Minh
Khỏa trần
Nguyễn Việt Hùng
Tây Nguyên, chưa xa lòng đã nhớ
Đỗ Doãn Hoàng
Miền đất chư thiên và giấc mơ ở một thủ đô không có đèn xanh đèn đỏ
Y Phương
Lung linh tết Tày
Đoàn Ngọc Hà
Xông nhà
Nguyễn Toàn Thắng
Hoa cho người ở lại
PV
Trung tướng Đậu Đình Toàn - Cục trưởng Cục Quân huấn: Huấn luyện là nhiệm vụ trung tâm trong thời bình
Đinh Phương
Người Cô Tô
Nguyễn Trọng Luân
Trung úy Thúng
Ma Văn Kháng
Những ngày xa xưa
Trần Nhã Thụy
Những đứa trẻ tóc bạc
 

Thơ
Hữu Thỉnh
Nhà số 4 - Lý Nam Đế; Kèn môi; Thơ
Vương Trọng
Giặt va li kéo
Nguyễn Đức Mậu
Xe bus chiều cuối năm
Nguyễn Việt Chiến
Các nhà thơ ở thành cổ Đồ Bàn
Lê Thành Nghị
Chiều cuối năm
Nguyễn Hữu Quý
Í a Thị Mầu
Anh Ngọc
Hương bất tử
Đặng Huy Giang
Cỏ và mây
Lương Ngọc An
Nhưng anh tin…
Nguyễn Hưng Hải
Người làng tôi
Vũ Trọng Quang
Hớt tóc
Ngọc Bái
Những gương mặt bạn bè
Lê Huy Mậu
Tò he
Hồng Thanh Quang
Yên Bái trong tôi
Trần Quang Quý
Thức
Mai Văn Phấn
Có tiếng sét dưới bàn chân trụ
Trần Anh Thái
Đêm mùa thu em hát
Văn Công Hùng
Tiếng gà trưa trong doanh trại
Vi Thùy Linh
Ngắm chậm
Lê Thanh My
Thức dậy lúc 0 giờ
Trần Hoàng Thiên Kim
Giọt trầm
Nguyễn Thị Ánh Huỳnh
Đêm nghe Dalida hát
Nguyễn Hồng
Tưởng vọng chiều ba mươi
Lý Hữu Lương
Mỗi bước chân là một nhành giai điệu (Đọc Ru giấc phù sa của Huỳnh Thúy Kiều)
Pờ Sảo Mìn
Đến bây giờ em có còn yêu tôi nữa không
Đặng Vương Hưng
Bật cười bùn đất lấm lem
Đoàn Hữu Nam
Đến thác Tình yêu thắp lửa tình yêu
Hoàng Quý
Đêm dừng chân Đất Mũi
Bình Thanh
Gửi
Hữu Việt
Chiều xuống núi
Nguyễn Ngọc Hạnh
Hoàng hôn
Trần Hùng
Sương hương bay
Võ Sa Hà
Chiều xuân uống rượu với núi 120
VNQĐ
Giới thiệu thơ Văn Triều
(Mẹ tôi; Trước đền thờ Ngô Quyền; Ám ảnh nước)
Trần Thế Vinh
Như một phận đời
Hồng Bỉnh Hiếu
Ngẫu khúc ở sông Tiền
Đoàn Mạnh Phương
Sớm mai xuân
Phùng Văn Khai
Khúc sông Hồng
Nguyễn Quang Hưng
Chiều xuống cuối năm
Người Biên Tập
Với thơ xuân
Nguyễn Văn Khôi
Gió xuân
Trần Hồng Giang
Tôi nghe tiếng mùa xuân về
Nguyên Hùng
Về thăm chiến trường xưa
Mai Nam Thắng
Tàu điện ở Sông Thương
Phạm Quốc Ca
Căn nhà để lại
 

Văn học nước ngoài
Mary Eleanor Wilkins Freeman
Con mèo (Nguyễn Thị Thùy Linh dịch)
 

Bình luận văn nghệ
Nguyễn Tiến Bình
Lẩy Kiều trong thơ Bác
Phạm Văn Vũ
Sách 2017 ấn tượng và hiện tượng
Nguyễn Thanh Tâm
Thơ Việt Nam 2017 một năm trầm lắng
Tâm Anh
Chữ xuân trong điển tích văn học
Lê Quốc Hiếu
Truyện Kiều: Từ tác phẩm văn học đến sân khấu, điện ảnh
Anh Vũ
Những hạt mưa nối vào lịch sử…
Nguyễn Thị Quất
Gặp gỡ cuối năm và những đối thoại trước thềm năm mới
Chu Lai
Miền sáng tối một sức nổ nhân văn
Lê Thiếu Nhơn
Phim Việt cần chuyên nghiệp một cách đồng bộ
Nguyễn Văn Hùng
Một hình tượng văn học độc đáo
VNQD
Thống kê