Dòng chảy  Văn nghệ

Triển lãm Tranh lụa và Điêu khắc nhỏ: Những tín hiệu mới của nghệ thuật hội họa

Thứ Sáu, 26/10/2018 11:02
chu phoong arial moi copy - Chiều 25/10 tại Trung tâm Nghệ thuật đương đại (VCCA) Hà Nội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm tổ chức khai mạc triển lãm Tranh lụa và Điêu khắc nhỏ. Đây là một triển lãm quan trọng, mang tính dấu mốc khẳng định với tranh lụa và điêu khắc nhỏ ở Việt Nam.
 
443e04c5ca252a7b7334
Ông Lê Quang Tùng, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng,
Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tặng hoa cho hai nghệ sĩ giám tuyển

Trong lời phát biểu khai mạc triển lãm, ông Lê Quang Tùng, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch bày tỏ: Triển lãm đã thể hiện cảm hứng sáng tạo không ngừng của các nghệ sĩ. Tranh lụa và điêu khắc nhỏ từng có thời gian ít được quan tâm, nhưng triển lãm lần này đã khẳng định giá trị của các loại hình nghệ thuật này. Triển lãm quy tụ các gương mặt nghệ sĩ đương đại, họ đã thổi hồn vào lụa, trình hiện một lối vẽ của nghệ thuật đương đại. Các nghệ sĩ điêu khắc cũng mang đến những tác phẩm độc đáo. Sự kết hợp giữa truyền thống và hiện đại đã đem lại vẻ đẹp và giá trị của triển lãm này.

Triển lãm Lụa và điêu khắc nhỏ trưng bày 202 tác phẩm của 45 tác giả. Trong đó có 109 tác phẩm tranh lụa của 23 họa sĩ được họa sĩ Vũ Đình Tuấn làm giám tuyển, 93 tác phẩm điêu khắc của 20 nhà điêu khắc được nhà điêu khắc Khổng Đỗ Tuyền làm giám tuyển.

Tranh lụa ở Việt Nam giai đoạn đầu phải kể đến cố họa sĩ Nguyễn Phan Chánh, cho đến bây giờ tranh của ông vẫn khẳng định được vị thế trong giới hội họa. Khi các trào lưu nghệ thuật mới đồng thời xuất hiện, lụa đã có giai đoạn bị trầm xuống. Nhưng không thể phủ nhận lụa là chất liệu tinh tế và phù hợp để biểu hiện vẻ đẹp truyền thống của tinh thần Á Đông.

 
f93f7fa9b44954170d58
Các họa sĩ tham dự triển lãm

Họa sĩ Vi Kiến Thành, Cục trưởng Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm, Phó Chủ tịch Hội Mỹ thuật Việt Nam nói về tranh lụa: Đây là chất liệu vừa có không khí u hoài xa ngái, vừa lãng mạn, nhuần nhụy. Phong cách vẽ lụa nhuộm màu nhiều lần và rửa nước làm cho những sợi tơ tằm nền lụa ánh lên mịn màng óng ả với hòa sắc êm dịu mà vẫn đằm thắm, như tiếng thì thầm để ngân lên tiếng ca sâu thẳm của tâm hồn người Việt. Nói về điêu khắc, họa sĩ Vi Kiến Thành bày tỏ: Điêu khắc nhỏ vẫn làm nên tác giả lớn. Triển lãm điêu khắc nhỏ muốn gợi mở đến một góc lẩn khuất trong tư duy sáng tạo, vẻ đẹp tinh tế của khối của chất liệu của bề mặt tác phẩm điêu khắc kích thước nhỏ.

Có thể nói, gần đây tranh lụa đã trở lại với một diện mạo mới. Qua các triển lãm trong và ngoài nước, tranh lụa được đánh giá cao. Không chỉ mang vẻ đẹp truyền thống với chiều sâu hồn cốt dân tộc, tranh lụa đã tạo nên những đột phá mới từ tư duy tạo hình và kỹ thuật thể hiện của các họa sĩ. Họa sĩ Vũ Đình Tuấn bày tỏ: Với tranh lụa, chúng ta đã có không ít những tác phẩm đạt đến trình độ cao của học thuật, biểu cảm tinh tế, xử lí nhuần nhuyễn các cung bậc ngôn ngữ, khai thác triệt để đặc tính trong suốt và xuyên thấu của nền lụa. Lụa vì thế mà ngời ra, trong vắt. Khi vẽ, họa sĩ tìm vào bên trong lụa, đi vào bên trong mình, tìm mình. Các tác phẩm của họ kết hợp hài hòa giữa những vấn đề riêng tư của cá nhân và câu chuyện thời đại. “Tranh lụa Việt Nam đang khởi sắc”, họa sĩ giám tuyển khẳng định.

 
80299edf553fb561ec2e
Các nhà điêu khắc tham dự triển lãm
 
Với điêu khắc, nhà điêu khắc Khổng Đỗ Tuyền cho rằng: Các tác phẩm trong triển lãm đã cho chúng ta thấy được gương mặt của một thế hệ điêu khắc mới, họ có sự tiếp cận cởi mở. Không quá phụ thuộc vào hình tượng con người, điêu khắc của họ đơn thuần là hình khối, là không gian và trên hết là sự ngẫu hứng của cảm xúc. Họ dùng tất cả các giác quan để nâng thực tại trở nên tác phẩm. Nói về triển lãm Tranh lụa và Điêu khắc nhỏ ông cũng cho rằng, tin tưởng vào sự giám tuyển của nghệ sĩ độc lập là sự cởi mở của Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm trong cách tổ chức triển lãm lần này. Điều đó mang lại nhiều yếu tố tích cực. Đã có “sự dịch chuyển” trong sáng tác của các nghệ sĩ và “sự dịch chuyển” trong tư duy phát triển nghệ thuật của những người quản lí. Đó là một tín hiệu đáng mừng của nghệ thuật.

Mỗi tác phẩm hiện diện tại triển lãm là một gương mặt phản ánh những cái nhìn đa diện, những cảm xúc đa chiều, mở ra nhiều hướng tiếp cận và tiếp nhận. Qua sự giám tuyển chặt chẽ, chất lượng nhưng cũng khách quan, cởi mở, công chúng sẽ thực sự được thưởng lãm một đời sống hội họa sống động và sâu thẳm.

Một số tác phẩm tại triển lãm:

 
43731774 2079131208775081 3874286034019680256 o

43555429 2079133275441541 1876321927149125632 o

43695480 2079096845445184 6905667315812007936 o

43753434 2079096768778525 2112493077720465408 o

43669787 2079097105445158 3113067844615536640 o

44735431 2079131618775040 3041613934000865280 o

Triển lãm Tranh lụa và Điêu khắc nhỏ vào cửa tự do sẽ kéo dài đến ngày 17/11 tại Trung tâm Nghệ thuật đương đại (VCCA), 72 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội.

TUẤN LAM
VNQD
Tin tức khác
Thống kê
Bài đọc nhiều nhất
Vòng quay ra con số vòng xoay ra phận đời

Vòng quay ra con số vòng xoay ra phận đời

Tôi nhớ cho đến đầu năm lớp 9, một đêm Dưỡng đạp xe qua nhà tôi cho lại bộ sách rất mới. Dưỡng bảo nghỉ học. Chỉ vậy thôi rồi Dưỡng đi... (TỐNG PHƯỚC BẢO)

Cây thốt nốt quỳ trên núi Tưk-cot

Cây thốt nốt quỳ trên núi Tưk-cot

Tôi được nhiều lần sang Campuchia cùng các đội chuyên trách tìm kiếm, cất bốc, hồi hương hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam hi sinh qua các thời kì chiến tranh... (HỒ KIÊN GIANG)

Nguyên mẫu trong hai truyện vừa đầu tay viết cho thiếu nhi của tôi

Nguyên mẫu trong hai truyện vừa đầu tay viết cho thiếu nhi của tôi

Khi viết cuốn Những tia nắng đầu tiên tôi đã hóa thân vào các em nhỏ học sinh lớp 6 của năm học 1969 - 1970 ở Hà Nội... (LÊ PHƯƠNG LIÊN)

Bà Minh của tôi

Bà Minh của tôi

Sống ở Hà Nội, trở thành một công dân có hộ khẩu đến nay đã hơn hai thập kỉ, nhưng chưa bao giờ tôi có cảm giác mình thuộc về Hà Nội... (ĐỖ BÍCH THÚY)