Tạp chí Văn nghệ Quân đội số 894 (Đầu tháng 6/2018)

Thứ Năm, 31/05/2018 08:13
chu phoong arial moi copy - Tạp chí mở đầu bằng bài đối thoại giữa phóng viên tạp chí với đồng chí Nguyễn Phú Cường - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư tỉnh ủy Đồng Nai. Bài đối thoại giúp độc giả có cái nhìn toàn cảnh về vùng đất cửa ngõ miền Đông Nam Bộ; trong chiến tranh giành độc lập thì trung dũng, kiên cường; trong phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh thì không ngừng sáng tạo, vươn lên. Để thấy rằng: “Nhà Bè nước chảy chia hai/ Ai về Gia Định, Đồng Nai thì về”, câu ca dao mời gọi thuở mịt mù mở cõi xưa đến giờ vẫn hoàn toàn có lí.

Cùng với đó, phần Văn xuôi giời thiệu bút kí Nước mắt Tây Nguyên của Thái Sơn, tản văn Nói chuyện với đêm của Nguyễn Đình Minh Khuê. Các truyện ngắn dự thi Cha con người phố Hẹ của Hồ Tĩnh Tâm; Cánh bướm cuối rừng của Nguyễn Luân; Những người đàn bà khóc của Lưu Thị Mười.

Cha con người phố Hẹ là câu chuyện tâm tình cảm động của người lính trẻ với người mình thương. Nó mở ra những khung trời chiến chinh cũ của người cha thời chiến tranh chống Mĩ. Đồng thời đan xen vào đó tình cảm, cảm thức của ngày hôm nay. Khi mà người con cố gắng sống, sinh hoạt, suy nghĩ, rèn luyện, chiến đấu để xứng đáng với thế hệ cha anh đi trước...

Cánh bướm cuối rừng nhen lên những nỗi đau trong một gia đình dân tộc miền núi. Khi người thương của người em lại lấy người anh trai. Ba người, hai gia đình trên hai ngọn đèo đối diện. Ngày ngày, họ vẫn nhìn thấy nhau, nghĩ về nhau. Gần thì thật gần mà xa thì thật xa. Họ sẽ sống, đối diện thế nào với lớp quá khứ được bóc tách từng ngày...

Những người đàn bà khóc gợi nhớ phần nào đến truyện ngắn Người đàn bà ngoại tình của Albert Camus. Chỉ khác người đàn bà của Camus thì ngoại tình với thiên nhiên. Còn người đàn bà của Lưu Thị Mười lại ngoại tình với một hình hài đàn ông có thật. Lằn ranh cuối cùng của sự phản bội là “thể xác”, người đàn bà trong truyện có chấp nhận từ bỏ tất cả để bước qua...

“Truyện ngắn hay tác giả tự chọn” kì này là Người sông nước của Vũ Xuân Tửu. Bối cảnh truyện lấy từ làng quê nhà văn, chỗ Cầu Gián, bên hữu ngạn sông Hoàng Long, thuộc xóm Ninh Tân, xã Ninh Giang, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình. Trong đó truyện ngắn Cánh chân sào được viết vào năm 2001. Sau viết tiếp Yếm thắmCon chim lửa. Đến năm 2005, dự trại sáng tác của Tạp chí Văn nghệ Quân đội, nhà văn Sương Nguyệt Minh góp ý, hợp lại thành ba truyện liên hoàn, lấy tên chung Người sông nước.

Phần Thơ số này là những khoảng không gian đương đại, tươi mới của ngày hôm nay. Đồng thời, trong cái mới đó vẫn ẩn giấu, kế thừa những gì tươi đẹp, tinh tuyết nhất của ngày hôm qua. Gương mặt VNQĐ giới thiệu số này là nhà thơ Hà Sương Thu, hiện sống và viết tại Bắc Kạn.

Phần Bình luận văn nghệ là những bài viết đnág chú ý của các tác giả Khải Thiên, Nguyễn Thị Phương Thúy, Nguyễn Thanh Tâm, Chu Văn Sơn, Hàn Hoa.

Tạp chí Văn nghệ Quân đội số 894 (đầu tháng 6/2018)  dày 120 trang với nhiều tranh, minh họa đẹp, dự kiến sẽ ra mắt bạn đọc cả nước ngày 5/6/2018. Mời quý vị đón đọc.
 
894

Văn
P.V
Bí thư tỉnh ủy Đồng Nai: Vì một Đồng Nai phát triển, ổn định và hội nhập
Hồ Tĩnh Tâm
Cha con người phố Hẹ
Thái Sơn
Nước mắt Tây Nguyên
Vũ Xuân Tửu
Người sông nước
Nguyễn Luân
Cánh bướm cuối rừng
Lưu Thị Mười
Những người đàn bà khóc
Nguyễn Đình Minh Khuê
Nói chuyện với đêm
 

Thơ
Từ Kế Tường
Bến Bạ của tôi
Trần Quang Quý
Đón mẹ về tiên cõi; Bến; Cố hương
Trần Thị Hằng
Vẹn nguyên đám mây; Mẹ
Văn Công Hùng
Ngày em về; Những buổi chiều không mất
Nguyễn Thanh Hải
Về nghe sen nở lại mình; Giả dụ thôi…
Nguyễn Phong Việt
Cuộc đời này rồi sẽ ra sao; Để có thể làm lại từ đầu…
Còn phải đi qua bao nhiêu chặng đường
Hữu Vi
Trên cánh đồng buổi chiều; Lễ hội kìa em
Pháp Hoan
1992; Xuân sớm; Mưa giông
Đỗ Trọng Khơi
Dấu vết; Đêm thu
Ngưng Thu
Tìm anh vạt nắng chao nghiêng
Hà Duy Phương
Vỡ
Mai Diệp Văn
Diêu bông cuối mùa
Nguyễn Nhật Huy
Tiếng hoa; Viết
Vũ Ngọc Thư
À ơi thương nhớ
VNQĐ
Giới thiệu thơ Hà Sương Thu
(Mùa gió; Trước mặt là con đường; Lủng Quang)
 

Bình luận văn nghệ
Khải Thiên
Văn học và lịch sử: Từ nhiều điểm nhìn
Nguyễn Thị Phương Thúy
Tiểu thuyết, truyện ngắn trên báo chí Sài Gòn
giai đoạn 1945-1954
Nguyễn Thanh Tâm
Khi văn học thiếu nhi chưa là tiếng nói của thời đại
Chu Văn Sơn
Niềm thơ Nguyễn Anh Quốc
Hàn Hoa
Soyinka: Nigeria luôn ở trong tôi
VNQD
Thống kê