Tạp chí Văn nghệ Quân đội số 890 (đầu tháng 4/2018)

Thứ Tư, 04/04/2018 14:00
logo - Tạp chí Văn nghệ Quân đội số 890 (đầu tháng 4/2018) mở đầu bằng bài Đối thoại giữa phóng viên tạp chí với Thiếu tướng Tư lệnh Hà Văn Cử, cùng Đại tá Chính ủy Hoàng Xuân Dũng nhân dịp kỉ niệm 60 năm ngày thành lập Binh chủng Hóa học. Bài đối thoại giúp độc giả hiểu hơn về chất độc hóa học và lực lượng xử lí khắc phục hậu quả do những loại chất độc này gây ra. Khi mà theo thống kê Việt Nam là đất nước phải gánh chịu lượng chất độc hóa học trong chiến tranh lớn nhất thế giới.

Cùng với đó, phần Văn xuôi giới thiệu ghi chép Chông chênh đá của Trương Chí Hùng, tản văn Mùa vớt củi rều của Lê Ngọc Lan. Cùng các truyện ngắn dự thi Đốm lửa của Phạm Hữu Hoàng; Huynh đệ đường thôn của Dương Đức Khánh; Thiên hạ đệ nhất kiếm của Đỗ Quang Vinh.

Truyện Đốm lửa xoay quanh những tháng ngày nơi quan trường đầy sóng gió của Thừa biện bộ lễ Nguyễn Sinh Huy, cùng những bước đường tư tưởng đầu tiên của người con thứ Nguyễn Sinh Cung. Câu chuyện là tiếng nói của phẩm tiết, khí chất của những con người hết lòng vì dân vì nước. Quên mình đấu tranh chống lại cái ác, đứng về cái thiện trong lúc tranh tối tranh sáng, thực dân phong kiến…

Huynh đệ đường thôn cất lên tiếng nói về sự thấu hiểu, cảm thông của anh em cùng làng cùng xã. Anh khi nay chú khi khác, không ai nắm tay được từ sáng đến tối cả. Đời con người có lúc này lúc kia, tốt xấu lẫn lộn. Quan trọng nhất là lấy được cái tình người ra mà đối xử với nhau thì cái tình ấy bền mãi…

Thiên hạ đệ nhất kiếm kể một người luyện kiếm giữa thế kỉ 20. Anh ta sẽ đối diện thế nào với trận chiến cuộc sống mà mình dự vào? Với kẻ thù vô hình ngày một mạnh lên. Với gia đình vợ bìu con díu ngay bên. Thắng thua, thành bại có chăng chỉ cách nhau một sợi tóc. Thế cuối cùng người luyện kiếm thắng hay thua….

“Truyện ngắn hay tác giả tự chọn” kì này là Thằng mõ trâu của nhà văn Phạm Ngọc Tiến. Tác phẩm viết nên từ sự ám ảnh của tác giả về Lễ hội chọi trâu ở Hải Phòng. Với khán đài chật người. Từng cặp trâu chọi có đánh số, có lí lịch cả trâu lẫn chủ vào sới đấu. Chúng được cởi sẽo dây buộc và ngay lập tức lao vào nhau với tốc độ kinh hoàng…

Phần Thơ số này mang nhiều trong mình mùi vị của tiếc nuối; của những gì tưởng đấy mà vụt qua mất đấy; của những gì chúng ta nhớ rồi quên; của cơn mơ nào ở đây mà không đây…Gương mặt  VNQĐ giới thiệu số này là nhà thơ Bùi Phan Thảo, hiện sống và viết tại Tp. Hồ Chí Minh.

Phần Bình luận văn nghệ là những bài viết đáng chú ý của các tác giả Nguyễn Văn Dân, Trần Đăng Trung, Nguyễn Đình Minh Khuê, Yến Thanh, Thi Vũ.

Tạp chí Văn nghệ Quân đội số 890 (đầu tháng 4/2018) dày 120 trang với nhiều tranh, minh họa đẹp, dự kiến sẽ ra mắt bạn đọc cả nước ngày 5/4/2018. Mời quý vị đón đọc.

 
bia 80


Văn
P.V
Bộ đội Hóa Học: Chiến đấu với “cái độc” cả thời chiến, thời bình 
Phạm Hữu Hoàng
Đốm lửa 
Trương Chí Hùng
Chông chênh đá 
Phạm Ngọc Tiến
Thằng mõ trâu 
Dương Đức Khánh
Huynh đệ đường thôn 
Đỗ Quang Vinh
Thiên hạ đệ nhất kiếm 
Lê Ngọc Lan 
Mùa vớt củi rều 


Thơ
Trần Nhuận Minh
Cho ta hỏi; Suốt đời ta tìm kiếm; Tay nải gió đưa 
Phan Thanh Bình
Điểm tựa; Gió trên sông Srepok 
Trần Anh Thái
Con đường; Dòng người; Em ơi 
Lương Kim Phương
Chiếc tất 
Nguyễn Quang Việt
Giữ; Ngôi nhà có hai người phụ nữ 
Phạm Trọng Thanh
Đêm sáng Vân Đồn; Nghiêng xuống một mùa hoa 
Đỗ Tấn Đạt
Bông đậu biếc; Một câu chuyện  
Lan Tử Viên
Viết từ cánh rừng mọc những dòng sông;
Nơi trú ẩn cuối cùng của những câu chuyện cổ 
Đinh Phương
Mùa thứ năm; Cõi khác 
Nguyễn Trần Khải Duy
Người đàn ông trong người đàn ông; Làm quen cội bồ đề    
Tạ Bá Hương
Ghi ở đất Tổ; Cát Bà 
Nguyễn Hồng
Đàn bà; Cuối cùng em cũng khóc 
Hà Sương Thu
Từ ngực núi Hoa; Trước mùa hẹn 
Ngô Đức Hành
Ngày chưa kịp sang ngang 
VNQĐ
Giới thiệu thơ Bùi Phan Thảo
(Dương cầm chiều; Sao không về người ơi; Tự tình cao nguyên đá)


Bình luận văn nghệ
Nguyễn Văn Dân
“Sinh thái học tinh thần” hay là “Văn hóa học”? 
Trần Đăng Trung
Nghiên cứu văn học ở Mĩ về chiến tranh Việt Nam 
Nguyễn Đình Minh Khuê
Dự trình của khai minh 
Yến Thanh
Giải mã những huyền thoại 
Thi Vũ
Trao đổi thêm về bài Tứ thơ và hướng tiếp cận mới của Nguyễn Vũ Tiềm 


 
VNQD
Thống kê