Cửa sổ văn nghệ

Tết cổ truyền đó đây

Thứ Năm, 15/02/2018 00:54

chu phoong arial moi copy - Thời điểm đón chào năm mới thường được đánh dấu bằng nhiều hoạt động đặc biệt. Nếu ở các nước phương Tây, năm mới thường được đón chào bằng sâm-banh và pháo hoa thì ở các nước Á Đông, năm mới được đón chào với những nghi lễ như cúng giao thừa, bắn pháo hoa, lễ chùa… Có thể nói dù theo dương lịch, âm lịch, hay một loại lịch nào khác (Phật lịch…), mỗi quốc gia đều có những phong tục đón chào năm mới hết sức đặc biệt, nhưng tựu trung là đều thể hiện mong muốn một năm mới mưa thuận gió hòa, công việc hanh thông, sức khỏe dồi dào, nhiều niềm vui, ít buồn lo, nghênh đón vận may, trừ tà đuổi mị…
 

1 Hogmanay

Múa lửa trừ tà ở Lễ Hogmanay - Scotland. Ảnh: Reuters


Tết Hogmanay (Tất niên) ở Scotland
Người dân Scotland tổ chức ăn mừng chào đón năm mới trong 3 ngày. Từ đêm 30/12, người  ta đã tập trung, tay mang theo đuốc, tạo thành một “dòng sông lửa” diễu hành qua các con phố. Tục múa lửa đêm 30 và 31/12 có từ cách đây hơn 100 năm. Người ta tin rằng tập tục này bắt nguồn từ một nghi lễ trước khi Thiên Chúa giáo ra đời, với mục đích tẩy trần và xua đuổi tà ma. Đúng đêm giao thừa, 31/12, người dân sẽ tập họp lại, đốt lửa và cùng nhau uống rượu, khiêu vũ đón chào thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới. Sáng mùng Một, những ai còn tỉnh táo có thể tiếp tục say sưa cho tới những giọt rượu cuối cùng. Với những ai ham vui và can đảm, ngày 4 hoặc 5/1 mới thực sự kết thúc một kỳ nghỉ đón chào năm mới với lễ hóa trang và nhảy cầu tắm nước lạnh.

Trong ngày đầu năm mới, mọi người tới chúc Tết hàng xóm, họ hàng và bè bạn. Cũng giống Việt Nam, người Scotland đặc biệt quan tâm tới người “xông nhà”. Người “xông nhà” có thể mang một chút muối, rượu whisky, một ít bánh bơ giòn, một chút than đá hay bánh hoa quả… với mong muốn cầu chúc cho gia chủ một năm mới đủ đầy, nhiều may mắn.

Tết té nước Maha Thingyan của người Myanmar
Tết té nước Maha Thingyan của Myanmar thường rơi vào giữa tháng Tư dương lịch, chào đón thần Thagyamin đến với trái đất, vị thần giúp loài người có mặt trời sưởi ấm ban ngày và mặt trăng soi sáng ban đêm. Vào dịp này, người dân sẽ dùng vòi nước, hay bất cứ thứ gì có thể đựng nước để vẩy, té nước vào người khác. Người đi đường sẽ luôn được bao trùm trong những “trận mưa phùn” cho tới khi ngày đầu tiên của năm mới bắt đầu.

Tục té nước được cho là một nghi lễ tẩy trần, “gột rửa” hết những vận rủi và tội lỗi của năm cũ và ai cũng có một tinh thần và trí tuệ trong sáng để bắt đầu một năm mới tinh khôi. Tết té nước Maha Thingyan của người Myanmar cũng tương tự như Tết Songkran của người Lào và người Thái Land hay Tết Sinhalese của người Sri Lanka…

 

2 Thingyan

Tết té nước của người Myanmar. Ảnh: Getty Images


Vào thời điểm giao thừa, người dân sẽ đi lễ chùa và lễ vật thường là một quả dừa bầy trên một hoặc hai nải chuối xanh, tượng trưng cho sự tôn kính sâu sắc. Một trong những nghi lễ quan trọng khi đi lễ chùa là “tắm Phật” (tượng Phật) bằng nước thơm.

Tết Nowruz
Tết Nowruz (theo tiếng Ba Tư có nghĩa là “Ngày mới”) được tổ chức ở một số nước Hồi giáo như Iran, Afghanistan và cộng đồng Hồi giáo ở nhiều nước như Armania, Trung Quốc, Gruzia (Georgia), Kazakhstan... Ở Afghanistan, Tết Nowruz rơi vào ngày 21/3 dương lịch và kéo dài trong hai tuần. Ở một số nước khác tùy theo khu vực, Tết Nowruz có thể rơi vào ngày 20 hoặc 22/3.

 

3 Attan dance

Vũ điệu Attan. Ảnh: Asia Week


Tết Nowruz đánh dấu ngày đầu tiên vũ trụ bắt đầu một chu kỳ mời. Đây là thời gian cho các thành viên trong gia đình xum họp và tổ chức nhiều nghi lễ tôn giáo và các hoạt động khác, bao gồm cả khiêu vũ, tổ chức pic-nic và cùng nhau thưởng thức các món ăn truyền thống.

Một trong những hoạt động đặc biệt trong dịp Tết Nowruz là lễ hội khiêu vũ Attan, ra đời cách đây hằng trăm năm và được lưu truyền lại qua các thế hệ. Người tham gia nhảy theo vòng tròn, lôi kéo những người không tham gia ở bên ngoài vào vòng trong và chỉ kết thúc khi trên sàn nhảy không còn ai không nhảy nữa. Nhạc nhảy thường bắt đầu chậm rãi, nhưng tăng dần tiết tấu cho đến mức rất nhanh và những trường hợp bất tỉnh ngay trên sàn nhảy không phải là hiếm. Gieo mạ (lùa mì) cũng là một trong nghi lễ quan trọng trong dịp Tết Nowruz.

Năm 2010, Đại hội đồng Liên hợp quốc (LHQ) đã chính thức công nhận Ngày quốc tế LHQ Nowruz. Là lễ hội mùa xuân ra đời cách đây hơn 3.000 năm, Nowruz cũng được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.

Tết Oshougatsu của người Nhật Bản
Nhật Bản sáp nhập Tết âm lịch vào Tết dương lịch từ năm 1873 (năm Minh Trị thứ 5). Dù đã từ lâu Nhật Bản không còn đón Tết âm như nhiều quốc gia châu Á khác, nhưng những sắc thái văn hóa đặc trưng phương Đông vẫn được quốc gia này bảo tồn và phát triển.

 

4 Oshougatsu

Bữa cơm tất niên của một gia đình Nhật Bản. Ảnh: pinterest.com


Tên gọi Oshougatsu được dùng để chỉ lễ chào đón năm mới theo âm lịch trước kia. Tên gọi này vẫn được người Nhận Bản sử dụng sau khi đổi sang sử dụng lịch dương lịch và Oshougatsu vẫn kéo dài trong 3 ngày chính thức, từ mùng Một đến mùng Ba tháng Giêng. Oshougatsu là ngày lễ quan trọng nhất trong năm, là dịp để các thành viên trong gia đình xum họp, cầu chúc cho nhau một năm mới thịnh vượng, đầy đủ phúc, lộc, thọ, khang, ninh.

Một trong những nghi thức quan trọng trong ngày Tết Oshougatsu của người Nhật Bản là Joya no Kane, nghi lễ thỉnh chuông đêm giao thừa. Người Nhật Bản đánh 108 tiếng chuông vào đêm giao thừa với quan niệm giải thoát đời người khỏi 108 kiếp nạn liên quan tới dục vọng trần thế. Theo đó, người ta sẽ đánh 107 tiếng chuông trước 0 giờ. Tiếng chuông cuối cùng, tiếng chuông thứ 108, sẽ cất lên sau khoảnh khắc chuyển giao sang năm mới, với mong muốn không ai phải lo lắng trong năm mới về những khó khăn, vướng bận trong năm cũ.

Bên cạnh đó, người Nhật Bản vẫn duy trì các nghi lễ truyền thống như trồng cây nêu (hoặc cây Kadomatsu) trước cửa nhà với mong muốn được trường thọ và có được may mắn trong năm mới. Cũng như Tết cổ truyền ở các nước Á Đông khác như Trung Quốc, Hàn Quốc, Mông Cổ, Triều Tiên, và Việt Nam, các nghi lễ thờ cúng tổ tiên nhân dịp Tết, bữa cơm tất niên với các món ăn đặc trưng ngày Tết (Osechi-ryōri), lì xì cho trẻ em và đi lễ chùa vẫn được người Nhật Bản thực hiện đầy đủ.

HỮU DƯƠNG (tổng hợp)

 

VNQD
Thống kê
Bài đọc nhiều nhất
Bóng thầm mà rực rỡ trên mỗi trang văn

Bóng thầm mà rực rỡ trên mỗi trang văn

Sau những giờ lên lớp về lí thuyết, các ông chia nhau mỗi người kèm mấy học viên sáng tác... (CHÂU LA VIỆT) 

Anh Tựu trong "Vượt lũ"

Anh Tựu trong "Vượt lũ"

Anh Tựu của chúng tôi, ngoài đời là Thầy thuốc Ưu tú, tiến sĩ, dược sĩ chuyên khoa II Trần Tựu... (KIỀU BÍCH HẬU)

Giọt nước mắt mang hình vết thương

Giọt nước mắt mang hình vết thương

Cứ chiều chiều bà xay bột, tối tráng bánh rồi phơi, phơi đến khô thì mang ra chợ, vừa quạt than nướng vừa bán... (VŨ THANH LỊCH)

Tiếng chim bắt cô trói cột

Tiếng chim bắt cô trói cột

Chẳng biết bắt đầu từ đâu, nhưng trong kí ức của một đứa trẻ đôi lần lên núi kiếm củi, bứt lá rừng về lót chuồng cho lợn cho bò, thi thoảng gặp bụi sim chín ửng… thì núi sau lưng làng tôi được bắt đầu từ mé sông... (HỒ MINH TÂM)