Trưng bày nhà ở của người Pa Kô kèm theo những điệu dân ca, câu chuyện gắn với không gian này |
Triển lãm nằm trong chuỗi sự kiện “Tôi tin tôi có thể”, được hỗ trợ thực hiện bởi Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (iSEE), Trung tâm Nâng cao năng lực cộng đồng (CECEM), và Trung tâm Vì sự phát triển bền vững miền núi (CSDM), Đại sứ quán Ireland, Liên minh châu Âu…
Người xem tương tác để hiểu về cuộc sống đồng bào dân tộc |
Các tác phẩm được thể hiện dưới nhiều hình thức, như sắp đặt hiện vật, hình ảnh, video, âm thanh, tương tác kỹ thuật số… Qua đó, tái hiện sinh động cuộc sống của người dân với những nét văn hóa, phong tục tập quán đặc sắc.
Lò rèn của cha, tác phẩm của Giàng A Của và Lê Xuân Phong |
Đặc biệt, triển lãm đưa tới những góc nhìn đa dạng về văn hóa và cuộc sống của các cộng đồng dân tộc thông qua khám phá của chính họ. Như tác phẩm sách tranh “Tôi đến từ…” là 12 câu chuyện của 12 con người dân tộc Pa Kô. Họ tự vẽ nên những bức tranh sống động và tràn ngập hương sắc để kể về truyền thống, lịch sử, tình yêu, cả những lo lắng trong cuộc sống.
Sách “Chuyện bên bếp lửa” kể 3 câu chuyện cổ tích của người Mông dưới hình thức mới
Ký họa “Hành trình đi tìm truyện cổ tích Mông” |
Hay những tác phẩm đồng nghiên cứu của bà con về những chủ đề gần gũi với đời sống hàng ngày như văn hóa hát then đàn tính, chăn nuôi, trẻ em đến trường… Các bức ảnh và chú giải tạo thành một nghiên cứu khoa học thực sự để nêu lên vấn đề đang hiện hữu trong thực tế của người dân tộc.
Tác phẩm đồng nghiên cứu nêu lên vấn đề đang hiện hữu của người dân tộc |
Bên lề triển lãm “Tri thức bản địa - mạch sinh nguồn sống”, trong khuôn khổ sự kiện “Tôi tin tôi có thể”, còn có tọa đàm về văn hóa vùng dân tộc. Hòa ca “Tôi tin tôi có thể” sẽ diễn ra tại Phố đi bộ Hồ Gươm vào tối 2.6, với những tiết mục văn nghệ và lễ hội đặc sắc của hơn 20 cộng đồng dân tộc thiểu số đến từ 16 tỉnh.
Tri thức bản địa - mạch sinh nguồn sống đưa ra thông điệp “văn hóa là sự đa dạng” |