Bắc Cực âm ỉ nóng

Thứ Hai, 24/07/2023 11:28

Bức ảnh chụp một người lính Nga bên khí tài quân sự tại Bắc Cực của Scanpix. Nơi lạnh nhất thế giới đang nóng dần lên do những cạnh tranh lợi ích của các lực lượng liên quan tại đây.

Những xung đột ở Ukraine và tình hình quan hệ giữa phương Tây với Nga xấu đi ở mức tệ hại đã làm gia tăng tầm quan trọng địa chiến lược của Bắc Cực. Khu vực lạnh giá nằm giữa biên giới Nga với Na Uy đã trở thành điểm nóng trong một cuộc cạnh tranh về lợi ích quân sự, ngoại giao vào tình báo. Các thành viên trong Hội đồng Bắc Cực cùng một số nước lớn đều có những động thái gia tăng sự hiện diện và ảnh hưởng ở Bắc Cực.

Đầu năm 2023, một tàu sân bay Mĩ đã ghé thăm cảng Na Uy lần đầu tiên sau 65 năm, trước khi tham gia tập trận với các đồng minh NATO. Cùng lúc đó, Ngoại trưởng Mĩ Antony Blinken có chuyến thăm khu vực và thông báo rằng Mĩ sẽ mở lại một cơ quan ngoại giao ở Tromso, thành phố ven biển ở Bắc Cực của Na Uy. Trong khi Nga âm thầm hồi sinh những địa điểm quân sự thời Liên Xô tại đây hay cách Trung Quốc lên kế hoạch cho "con đường tơ lụa vùng cực". Những động thái này đang làm cho Bắc Cực âm ỉ nóng.

Ngay cả trước khi xảy ra chiến sự tại Ukraine thì khu vực lạnh nhất thế giới này đã âm thầm nóng, lí do không hẳn do biến đổi khí hậu mà là do biến đổi khí hậu khiến băng ở hai cực trái đất tan chảy, điều này sẽ mở ra các tuyến đường biển thương mại mới. Các nước liên quan đều nhận thức được khả năng trong tương lai này, từ đó thúc đẩy cuộc đua giành tài nguyên thiên nhiên và nhân cơ hội này định hình lại an ninh toàn cầu.

Khi được thành lập vào năm 1996, Hội đồng Bắc Cực đã mô tả khu vực Bắc Cực là vùng đất hòa bình và hợp tác, theo Tuyên bố Ottawa, văn kiện thành lập tổ chức. Nhưng chiến sự Ukraine đã khiến 7 thành viên phương Tây trong hội đồng gồm Mĩ, Canada, Đan Mạch, Phần Lan, Iceland, Na Uy và Thụy Điển chống lại thành viên còn lại là Nga.

Hồi đầu năm nay Nga cũng đã điều tàu ngầm Generalissimo Suvorov đến căn cứ ngắn hạn ở Bắc Cực, trước khi triển khai tới căn cứ thường trực ở Thái Bình Dương. Đây là tàu ngầm hạt nhân chiến lược hiện đại nhất của Nga.

Tổng thư kí NATO Stoltenberg cho biết, Nga mở hàng trăm cơ sở quân sự tại vùng bắc cực, trong đó có các sân bay và cảng nước sâu. Nga cũng sử dụng khu vực này làm nơi thử nghiệm nhiều hệ thống vũ khí mới và tối tân của họ, trong đó có tên lửa siêu vượt âm. Ông Stoltenberg nhận định năng lực của Nga tại Bắc Cực là một thách thức với NATO. Ông cũng bày tỏ lo ngại trước Trung Quốc khi nước này mới đây lên kế hoạch xây dựng hạm đội tàu phá băng lớn nhất thế giới, và cho rằng, Trung Quốc có thể tiếp cận Bắc Cực để vận chuyển cũng như thăm dò tài nguyên. Trong khi đó Nga bày tỏ sự hoan nghênh sự hiện diện của Trung Quốc tại khu vực Trung Quốc không nằm danh sách nước có chủ quyền. 

Tổng thư kí NATO nhận định, biến đổi khí hậu đặt ra những thách thức an ninh mới đòi hỏi phải tư duy lại về sự hiện diện tại Bắc Cực. Còn Giám đốc chính sách quốc phòng của Bộ Quốc phòng Phần Lan Janne Kuusela nói rằng, nguy cơ đối đầu quân sự ở Bắc Cực vẫn còn thấp, nhưng không có gì đảm bảo xung đột sẽ không xảy ra trong vài năm tới.

Trọng Thái tổng hợp

VNQD
Thống kê