‘Giấc mơ ướt’ của tử thần

Thứ Hai, 14/06/2021 22:55

Thế giới không bao giờ đứng yên, nhưng trong một số tình huống, giá mà như vậy sẽ tốt hơn, nếu như băng cứ tiếp tục đóng băng đi đừng từ từ tan ra, núi lửa cứ ngủ đi đừng bất chợt tỉnh lại. Nhưng như thế lại không là thế giới. Dù con người quan tâm hay không thì rất nhiều những ngọn núi lửa trên thế giới vẫn lúc này lúc khác động mình cụ cựa. Núi lửa Nyiraggongo ở phía đông Cộng hòa Dân chủ Congo là một ví dụ. Điểm khác biệt là nó ôm trong miệng một lò dung nham mềm mà nếu phun ra có thể phi với vận tốc 64km/h. Cách đó 9km là thành phố Coma 1,5 triệu dân.

Cuối tháng 5 vừa rồi, những vết nứt toác ra ở sườn núi đã khiến dung nham trào ra và chảy cực nhanh, một số dòng dung nham hướng về phía thành phố Goma, tràn vào đường phố của một số ngôi làng ven thành phố này. Dòng dung nham có chỗ cao tới 3 tầng nhà đã nuốt chửng những công trình trên đường đi của nó khiến 15 người tử vong. Cuối cùng, thật may mắn, dòng dung nham nóng bỏng đã dừng chân cách rìa thành phố Goma chưa tới 300m, để lại phía sau dòng sông nham thạch đông cứng.

Nyirgongo được các nhà núi lửa học đánh giá là nguy hiểm nhất Châu Phi từ nhiều yếu tố: do tính chất phức tạp của địa chất khu vực, dung nham từ ngọn núi đặc biệt lỏng, có thể di chuyển với tốc độ lên tới 64 km/h. Những vụ phun trào cũng có thể sản sinh lượng lớn khí CO2 độc hại. Điều đó vô cùng đáng ngại bởi hàng triệu người sinh sống ở gần ngọn núi. Nếu như ở dạng nham thạch, tốc độ di chuyển của chúng sẽ hạn chế hơn.

Nyiragongo với độ cao 3.475 m trong vườn quốc gia Virunga của Cộng hòa Dân chủ Congo. Núi lửa này được hình thành do sự nứt vỡ địa chất của Đông Phi - dải đất từ Biển Đỏ tới Mozambique đang bị kéo rời. Mảng kiến tạo Nubia ở phía tây bắc và mảng kiến tạo Somalia phía đông nam đang dịch chuyển theo hướng ngược nhau với tốc độ vài centimet mỗi thập kỉ. Sự phân tách này được gọi là Đới tách giãn Đông Phi. Quá trình tách giãn mở đường cho dung nham dâng lên và tạo ra núi lửa.

Giữa các vụ phun trào, miệng hố ở đỉnh Nyiragongo thường chứa đầy magma. Năm 2016, một mạch phun thứ hai mở ra ở đỉnh núi. Năm 2020, các nhà núi lửa học nhận thấy hồ dung nham đầy lên nhanh hơn so với trước. Tuy nhiên, họ không thể chắc chắn độ cao của hồ dung nham có phải dấu hiệu núi lửa sẵn sàng phun trào hay không. (Ảnh: Hồ dung nham trên ngọn núi lửa Nyiragogo. Ảnh: Wikipedia)

Hôm 10/5, Đài quan sát Núi lửa Goma phát hiện hoạt động địa chấn gia tăng ở đỉnh núi. Đây có thể là bằng chứng dung nham đang di chuyển tới gần mặt đất. Núi lửa Nyiragongo vẫn còn nhiều rung chấn và một số trận động đất mạnh gây chấn động trong vùng, hé lộ sự rối loạn bên dưới mặt đất. Nhưng các nhà khoa học không biết một vụ phun trào mới có xảy ra sớm hay không.

Hai vụ phun trào gần đây của núi lửa Nyiraggongo diễn ra vào năm 1977 và 2002 đều là những thảm họa. Năm 1977, ước tính khoảng 600 - 2.000 người tử vong bởi dòng dung nham. Năm 2002, nham thạch phá hủy 1/5 Goma, đẩy 120.000 người rơi vào cảnh mất nhà và 250 người chết vì ngạt thở. Trong giấc ngủ dài của mình, chỉ cần vài cú cựa mình hay một "cơn mê ướt", nó sẽ đem đến những thảm họa khôn lường.

Phương Linh tống hợp

VNQD
Thống kê