Sách về nhà số 4

NHỮNG SINH THỂ VĂN CHƯƠNG VIỆT

Thứ Hai, 07/10/2019 14:45

"Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam thuộc chuyên ngành lí luận - phê bình không ít (gần một trăm người), nhưng viết phê bình chuyên nghiệp, chuyên chú và thủy chung lại không nhiều, có thể tính đếm trên mười đầu ngón tay. Người nữ viết phê bình và để lại dấu ấn trên văn đàn đương đại thì lại càng hiếm hoi.

Có gần ba mươi năm cầm bút viết phê bình, đến nay Lý Hoài Thu đã là tác giả của bốn công trình được dư luận đánh giá cao: Thơ Xuân Diệu trước Cách mạng tháng Tám - 1945 (chuyên luận, Nxb Giáo dục, 1997), Đồng cảm và sáng tạo (tiểu luận - phê bình, Nxb Văn học, 2006), Văn nhân quân đội (tiểu luận - phê bình, Nxb Văn học, 2015) và Những sinh thể văn chương Việt (tiểu luận - phê bình, Nxb Văn học, 2018). Đây là những tác phẩm “chính chủ” của Lý Hoài Thu, còn những tác phẩm mà chị tham gia viết chung thì áng chừng hơn hai mươi đầu sách.

Trừ những nghiên cứu, phê bình về văn học Việt Nam trước 1945, về căn bản cái viết của Lý Hoài Thu tập trung theo sát diễn trình văn học đương đại (từ sau 1975). Chỉ cần nhìn tiêu đề các tiểu luận - phê bình của Lý Hoài Thu đủ biết chị đeo bám sát sao thời sự văn chương nước nhà, cả trong nước và hải ngoại. Văn chương viết về chủ quyền quốc gia trên biển đảo quê hương cũng là đối tượng phê bình của chị.

Phê bình của Lý Hoài Thu có diện “phủ sóng” rộng, cập thời vụ, có chiều sâu trí tuệ của khoa học, có sự mẫn cảm và tinh tế, bao dung và đằm thắm của nghệ thuật thẩm bình văn chương. Tôi lấy làm mừng khi đồng nghiệp của mình cứ say sưa bền bỉ viết với tất cả tình yêu văn chương Việt, không cần để tâm đến việc cái viết của mình thuộc ô mục phê bình nào theo cách định danh, phân loại, tranh cãi của mấy người rỗi việc..."

Những sinh thể văn chương Việt nhìn từ nhiều phía BÙI VIỆT THẮNG

Những sinh thể văn chương Việt - Tiểu luận - Phê bình
Tác giả: Lý Hòai Thu
Nhà xuất bản Văn học 2018

VNQD
Thống kê
Bài đọc nhiều nhất
Bóng thầm mà rực rỡ trên mỗi trang văn

Bóng thầm mà rực rỡ trên mỗi trang văn

Sau những giờ lên lớp về lí thuyết, các ông chia nhau mỗi người kèm mấy học viên sáng tác... (CHÂU LA VIỆT) 

Anh Tựu trong "Vượt lũ"

Anh Tựu trong "Vượt lũ"

Anh Tựu của chúng tôi, ngoài đời là Thầy thuốc Ưu tú, tiến sĩ, dược sĩ chuyên khoa II Trần Tựu... (KIỀU BÍCH HẬU)

Giọt nước mắt mang hình vết thương

Giọt nước mắt mang hình vết thương

Cứ chiều chiều bà xay bột, tối tráng bánh rồi phơi, phơi đến khô thì mang ra chợ, vừa quạt than nướng vừa bán... (VŨ THANH LỊCH)

Tiếng chim bắt cô trói cột

Tiếng chim bắt cô trói cột

Chẳng biết bắt đầu từ đâu, nhưng trong kí ức của một đứa trẻ đôi lần lên núi kiếm củi, bứt lá rừng về lót chuồng cho lợn cho bò, thi thoảng gặp bụi sim chín ửng… thì núi sau lưng làng tôi được bắt đầu từ mé sông... (HỒ MINH TÂM)