Cửa sổ văn nghệ

Mộc Bản trường học Phúc Giang trưng bày tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

Thứ Tư, 24/05/2017 00:10
Sáng 23.5 tại Văn Miếu Quốc Tử Giám, Hà Nội, đã khai mạc trưng bày chủ đề Mộc bản trường học Phúc Giang - Di sản tư liệu thế giới. Bảo tàng Hà Tĩnh và dòng họ Nguyễn Huy đã lựa chọn một số hình ảnh và hiện vật tiêu biểu về mộc bản và các hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị di sản này để giới thiệu với công chúng tại Hà Nội.

Cắt băng khai mạc triển lãm

Để có tại liệu phục vụ cho việc dạy và học, các nhà giáo họ Nguyễn Huy đã “toản yếu” các sách kinh điển Nho giáo, sau đó khắc lên gỗ để in thành sách dùng trong nhà trường. Đó chính là những bộ mộc bản của trường học Phúc Giang, Hà Tĩnh. Mộc bản trường học Phúc Giang hiện còn 383 bản, được làm từ gỗ cây thị đực lâu năm, dài 25 - 20cm, rộng 15 - 18cm và dày 1 - 2cm. Mộc bản được khắc tinh xảo, chữ khắc đẹp với nhiều dạng chữ như: lệ thư, thảo thư, giản tự, cổ tự… Phần lớn mộc bản khắc 2 mặt là nội dung sách, số ít khắc một mặt là tên sách, tờ đầu, tờ cuối và lời tựa sách. 
  


Một số mộc bản sách được lựa chọn trưng bày
Mộc bản trường học Phúc Giang lưu trữ bút tích, ấn triện, gia huy và những dấu tích khẳng định bản quyền gắn với 5 danh nhân văn hóa: Nguyễn Huy Tựu (1690 - 1750), Nguyễn Huy Oánh (1713 - 1789), Nguyễn Huy Cự (1717 - 1775), Nguyễn Huy Quýnh (1734 - 1785) và Nguyễn Huy Tự (1743 - 1790). Đây là các nhà giáo, nhà văn, nhà thơ trong một gia đình 3 thế hệ họ Nguyễn Huy tại Trường Lưu. Mộc bản đã được chương trình Ký ức thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương của UNESCO công nhận là Di sản tư liệu và ghi vào danh mục Ký ức thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Các khách mời tham quan triển lãm
Giám đốc Bảo tàng Hà Tĩnh Nguyễn Trí Sơn cho biết: “Đây là mộc bản của một trường học địa phương - hay ngày xưa gọi là trường làng - đã từng đào tạo được gần 30 Tiến sĩ. Việc trưng bày mộc bản trường học Phúc Giang tại Văn Miếu - trường học trung ương - là một sự vinh dự, đồng thời cũng để quảng bá, giới thiệu về di sản của ngôi trường thuộc mảnh đất Hà Tĩnh”.

Ảnh tư liệu về mảnh đất và sập gỗ dùng để ngồi dạy học của các thầy giáo trường Phúc Giang
Mộc bản trường học Phúc Giang là tư liệu quan trọng của nền giáo dục Nho học, góp phần to lớn trong việc đào tạo nhân tài cho đất nước từ giữa thế kỷ XVIII đến đầu thế kỷ XX. Đây cũng là tư liệu gốc minh chứng cho giai đoạn hoạt động văn hóa và giáo dục của một dòng họ trong lịch sử. Bản thân mỗi bản khắc là một tác phẩm nghệ thuật độc đáo. Mộc bản đang được bảo quản tại tư gia dòng họ Nguyễn Huy ở huyện Can Lộc và Bảo tàng Hà Tĩnh.

Nguồn: Đại biểu nhân dân
VNQD
Thống kê
Bài đọc nhiều nhất
Bóng thầm mà rực rỡ trên mỗi trang văn

Bóng thầm mà rực rỡ trên mỗi trang văn

Sau những giờ lên lớp về lí thuyết, các ông chia nhau mỗi người kèm mấy học viên sáng tác... (CHÂU LA VIỆT) 

Anh Tựu trong "Vượt lũ"

Anh Tựu trong "Vượt lũ"

Anh Tựu của chúng tôi, ngoài đời là Thầy thuốc Ưu tú, tiến sĩ, dược sĩ chuyên khoa II Trần Tựu... (KIỀU BÍCH HẬU)

Giọt nước mắt mang hình vết thương

Giọt nước mắt mang hình vết thương

Cứ chiều chiều bà xay bột, tối tráng bánh rồi phơi, phơi đến khô thì mang ra chợ, vừa quạt than nướng vừa bán... (VŨ THANH LỊCH)

Tiếng chim bắt cô trói cột

Tiếng chim bắt cô trói cột

Chẳng biết bắt đầu từ đâu, nhưng trong kí ức của một đứa trẻ đôi lần lên núi kiếm củi, bứt lá rừng về lót chuồng cho lợn cho bò, thi thoảng gặp bụi sim chín ửng… thì núi sau lưng làng tôi được bắt đầu từ mé sông... (HỒ MINH TÂM)